Sự hình thành nên tín ngưỡng Tổ sư ngành nghề đã diễn ra trong hoàn cảnh tâm lý và trên quá trình biến hóa như vậy. Rồi cố nhiên cũng theo cái đà ấy mà tín ngưỡng Tổ sư nghề được hòa đồng với tín ngưỡng về các thần thánh hoặc các nhân vật huyền thoại, hoặc các vị tiên hiền khác.
Không phải là tổ sư một nghề thủ công cụ thể, nhưng vẫn là người khai phá, mở mang một nghề (theo quan niệm rộng rãi đã nói trên kia) thi đều phải kỷ niệm, phải linh trong sùng bái: vị tổ nghề cày, vị tổ nghề đi biển đánh cá, đi săn bắn thú v.v… đều là những tổ cần phải phụng thờ. Rồi đến các ông Thành hoàng cũng được biết vào hàng ngũ tổ sư ngành, nhưng theo một cách ấn định khác hơn. Thành hoàng nếu là phúc thần, là các nhân vật lịch sử thì không vào hàng ngũ này, nhưng nếu là một làng có những nghề đặc biệt (ăn trộm, gắp phân v.v) thì Thành hoàng vẫn được xem như Tổ. vấn đề trở nên phức tạp, nhưng cũng rất dễ phân biệt, chứ không xô bồ.
Quan niệm tín ngưỡng là như thế. Và người dân xứ ta đã đẩy mạnh niềm tin này sang một cấp độ cao hơn, nhưng lại thiết thực hơn. Nhà văn Coóc – Nây xưa kia có,câu nói rất hay: “Đức tin không biến thành hành động, không phải là một đức tin chân thành”. Có điều cái hành động ở đãy không phải là dạng hành động chiến đấu cho lý tưởng, mà là hành động để phục vụ tín ngưỡng. Sùng bái các tổ sư ngành nghề, người dân sẵn sàng chọn một tạo pháp nghệ thuật, phù họp với cảm quan huyền thoại của họ. Hoặc họ nâng các vị tổ sư – những con người thật – vào hàng ngũ các thần linh. Một khi các vị tổ sư này đã mất đi, thì họ trở thành bậc thiêng liêng, có thể đi mây về gió, và nhất là họ vẫn luôn luôn hiện về bên cạnh con cháu, phù hộ cho con cháu ăn nên làm nổi. Tổ sư nghề cũng giống như tổ tiên của một dòng họ, nhưng dòng họ này gắn bó với nhau không vì giây huyết thống mà vì giây ngành nghề. Sự đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau cũng từ đó mà ra, và chắc chắn được các tổ sư nghề chứng giám. Việc chứng giám và phù hộ này, chủ yếu vẫn ở trong phạm vi ngành nghề, và không hề có khuynh hướng mê tín dị đoan nào ờ đãy cả. Trong sự kỷ niệm, cúng bái các Tổ sư nghề, không hề thấy có chuyện cầu khẩn những điều gì xa lạ với nghề. Tổ tiên có thể phù cho con cháu khỏi bệnh tật ốm đau. Thành hoàng có thể được mòi ra để chứng giám những lời thề thốt khi đương sự có vấn đề gì mâu thuẫn. Các thần thánh khác, các bà mẫu v.v… thường được giao lưu với người trần qua những buổi hầu bồng lên đồng, nhưng các tổ sư nghề nghiệp thì không. Nhưng tất cả các vị đều đã là thần như bao nhiêu vị thần lỉnh khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét