Việc thờ phụng Nữ thần và Mẫu thần

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

     Thờ phụng Nữ thần và Mẫu thần là cái nền chung của đòi sống tôn giáo tín ngưỡng các tộc ngườiở Việt Nam và Đông Nam Á. Tuy nhiên, vớimỗi đất nước, mỗi dân tộc, xuất phát từ môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội và truyền thống văn hóa thì việc thờ phụng Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu có nét đặc thù riêng. Mẫu thần của dân tộc Chăm cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.

     Mẫu thần Pô Inư Nưgar đã trở thành một biểu tượng linh thiêng nhất của dân tộc Chăm, xứ sở Chămpa, mà ngày nay còn in đậm trong huyền thoại, truyền thuyết, thần tích, kiến trúc, thờ cúng, lễ hội, phong tục và tâm thức của ngườidân.

Thần thoại, truyền thuyết

     Hiện nay, trong kho tàng thần thoại, truyền thuyết Chăm, chúng ta vẫn còn thấy hai hệ thống giải thích nguồn cội của vị Nữ thần tối thượng này. Một hệ thống mang tính chất vũ trụ luận tôn giáo của đạo Bàlamôn và Hồi giáo Bà Ni và một hệ thống mang đậm tính dân gian phỉ tôn giáo.

Việc thờ phụng Nữ thần

     Hiện tại, trong thư tịch cổ Chăm Bà la  môncũng như trong trí nhớ dân gian vẫn lưu truyền thần thoại vị Nữ thần sáng thế Pô InuNưgar. Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có “97 người chồng, 38 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể Bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của Bà chính là bầu trời, đầu của Bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của Bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân Bà là saoBác Đẩu, răng của Bà là rìu đá của Thần sấm sét, giọng nói của Bà chính là tiếng sấm sét, hơi thở của Bà chính là gió bão, võng nằm của bà tượng trưng cho bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Nữ thần còn có tám bùa phép để tạo ra trờiđất, mặt trời, mặt trăng, con người, tạo thành Chăm Ahiêr (Bàlamôn) và Chăm Awal (Bà Ni). Nữ thần còn tạo ra lịch pháp, các vùng miền khác nhau của xứ sở Chăm…”

     Người Chăm Awal(Bà Ni) còn truyền tụng một huyền thoại sáng thế khác, sản phẩm của sự pha trộn giữa Bàlamôn và Bà Ni. Truyện kể rằng: Vũ trụ thủa ban đầu còn tối tăm, mù mịt, bồng bềnh. Pô Kuksai thần Atmưhekát  xuống tạo dựng vũ trụ và mang ánh sáng cho muôn loài. Atmưkekát dùng phép thuật tạo ra mười hai mặt trời, mười hai mặt trăng. Tuy nhiên, do quá nhiều mặt trời, mặt trăng nên trái đất quá nóng bức, ngột ngạt, do vậy vị thần On Sibakayong phải dùng cung bắn rơi hết mặt trời, mặt trăng làm cho trái đất trở lại thời hoang sơ, tăm tối, mù mịt. Lúc này thần Pô Kuk phải giáng thế cùng vớithần Auloat (Alla), Mohamat cùng chư vị thần Hồi giáo khác làm bầu trời sáng lại, vạn vật lại sinh sôi. Làm xong, Pô Kuk quay về trời, sai ngườicon gái đầu của mình là Pô Inu Nưgarcùng với Pô Auloat, Pô Yang Mư, Pô Debatathuor xuống trần gian để cai quản muôn loài. Đến ngày thứ hai, năm con chuột, Pồ Kuk truyền lệnh cho Pô Inư Nưgar chính thức giáng trần ở Bal Lai (Mỹ Tường, Ninh Thuận). Ở đây, Pô Inư Nưgar lập ra xóm làng Sari-Rawan. Từ đó Pô Inư Nưgar lập ra nước Chăm, sinh ra các vua Chăm để cai tộ đất nước, rồi Bà hóa phép trở về trời.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những lễ hội ở việt nam

Nghi lễ Then – một thứ “sân khấu tâm linh”

      Nghi lễ Then là sự kết hợp rất nhiều yếu tố nghệ thuật: ca hát, âm nhạc, nhảy múa, trò diễn. Đặc biệt, các yếu tố diễn xướng này lại được thực hiện trước bàn thờ Then và các thần linh, trong một khung cảnh thiêng liêng, tạo nên một thứ diễn xướng, sân khấu tâm tính. Điều này Then và lên đồng của người Việt trong tự nhau. Như nhiều nhà nghiên cứu shaman của các dân tộc trên thế giới đã từng khẳng định, các yếu tố nhạc, hát và múa không thể thiếu được trong nghi lễ shaman, ngoài việc biểu đạt những nội dung nhất định của nghi lễ, nó còn tạo ra môi trường thúc đẩy con người hòa nhập, thông quan với thần linh, một ước vọng muôn thuở của bất cứ loại tôn giáo tín ngưỡng nào.

     Trong nghi lễ Then, lời hát Then và âm nhạc kết hợp với nhau rất chặt chẽ. Cũng có lúc trong nghi lễ, Then không hát mà chỉ tấu nhạc, nhưng thường xuyên hơn là nhạc đệm cho hát. Nhạc của Then chủ yếu là nhạc của cây đàn tính, còn gọi là đàn Then và của bộ nhạc xóc. Đàn tính vốn là nhạc cụ thiêng, tên gọi của nó – Đàn Then (đàn tiên, đàn trời) cũng đã nói lên điều đó. Chỉ sau này đàn Then – đàn Tính mới dùng rộng rãi hơn, ngoài nghi lễ. Âm sắc của đàn Then nghe trầm ấm, nhẹ nhàng, như “lời” dịu dàng, an ủi người yếu mệt. Ngoài phần đệm là chính, đàn Then cũng có một số bản nhạc riêng, như điệu mời rượu, điệu giải buồn, điệu phục tang trong Then Lạng Sơn. Trong nghi lễ Then, nhất là lẩu Then, cây đàn Then có khi giữ vai trò độc tấu của thầy Cả dẫn chtrongtrình, có khi là song tấu hay hòa tấu (3-5 đàn cùng hòa tấu), cũng có khi mỗi cây đàn đi theo một điệu riêng, đó là lúc các thầy Then đi vào các cửa thần linh khác nhau để thỉnh cầu.

      Nhạc xóc là một bộ nhạc rất đặc trưng của Then, biểu tượng cho tiếng vó ngựa của Then dùng trong cuộc hành trình lên Thiên đình. Nhạc xóc cũng đệm cho hát và múa, lúc nhỏ nhẹ khoan thai, lúc dồn dập như vó ngựa phi nước đại. Trước khi vào lễ, nhạc xóc được “chăm sóc” cẩn thận, được tẩy rượu và gừng cho “sạch sẽ”, gọi là “tắm ngựa” Then.

Hát Then

     Là hát thờ, hát nghi lễ, bao gồm nhiều làn điệu khác nhau phù hợp với các tình tiết và trạng thái của nghi lễ. Ngoài ra, mỗi địa phương lại có phong cách hát Then riêng, từ đó hình thành nên các dòng Then như dòng Then Tuyên Quang, dòng Then Hà Giang, dòng Then Cao Bằng, dòng Then Lạng Son, dòng Then Bắc Cạn – Thái Nguyên. Để hình thành nên các dòng Then trên, âm nhạc và làn điệu hát Then đã thu hút khá nhiều chất liệu từ các hình thức dân ca khác nhau, như hát ru, phong slư, lượn Cọi, lượn Then, hát nhà tơ… Giữa nhạc Thennhạc mo cũng có sự du nhập lẫn nhau.

     Theo nghệ nhân Hoàng Hưng (Cao Bằng) thì chỉ trong Then Kỳ Yên (cầu mùa, cầu phúc) có 13 làn điệu khác nhau, như: Cảnh, Roọng, liệng hương, Tàng bốc, lưu thủy, năm pé (khảm hải), Mẻ Bioóc, Pâymạ, sắp bình, đường trường, trình tổ..

Múa Then

Múa Then

      Là múa thiêng, múa nghi lễ,nói cách khác đó là sự tái sinh và hiện hữu của thần linh nhập hồn vào thân xác của ông Then, bà Then. Do vậy có thể xếp múa Then, giống như múa lên đồng vào loại múa của thần lình,phân biệt với loại múa trước thần linh.

     Người ta phân múa Then thành mấy loại:

- Múa chầu tướng,tức là các điệu múa khi làm lễ đón tướng xuống nhập đồng.

- Múa Sluônglà điệu múa của người chở đò qua sông, vượt biển (khảm hải), trong đó gồm múa xuôi sluông, tức múa vượt biển (khảm hải) và múa xuôi sluông đá hoa (sui sluông tản biôc) lúc sắp tan hội.

- Múa tắm vía hào quang cho người được cấp sắc

- Múa vui với nhiều người tham gia, tay cầm đàn, quạt, nhạc xóc để múa vào những  lúc nghi ngoi, thư giãn giữa các nghi lễ Then.

- Trong nghi lễ Then, nhất là khi các vị Thiên tướng nhập hồn (nhập đồng) vào các bà Then, ông Then thì thường diễn ra trò diễn đối thoại giữa Thiên tướng với các ông Đồng, bà Đồng khác. Ở đây, vừa kết hợp giữa lời nói và điệu bộ của Thiên tướng. Thí dụ, khi Tưởng Hổ nhập đồng, tướng bò bốn chân tay, tay cào cào xuống chiếu, miệng “hú hú”, xung quanh xua lớn kêu eng éc để đáp lại. Còn khi tướng Thiên Bồng Thiên Ru xuống khám lễ, tướng quát:

- Đại trung tiểu Quang Lang mời nhà tướng có việc gì?

Thầy Cả thưa:

- Thưa Đức Tướng, mòi Nhà Tướng xuống cứu dân độ thế, cứu trợ nhân gian, trừ ma trừ quỷ.

Nhà Tướng quát:

- Có tiểu lễ hay đại lễ?

- Dạ, có đại lễ ạ!

- Có mấy triệu quân? 

- Dạ, có chín triệu quân.

Nhà Tướng quát

- Gián hường đâu? Con mọn đâu? (ý hỏi vợ chủ đám). Lúc này vợ con của chủ đám ra lạy Đức Tướng và mời Đức Tướng uống rượu, hút thuốc. Đức Tướng nói:

- Nhà Tướng xuống cho con htrong, con mọn đều được bình yên khang thái – vạn đại an ninh, phúc như đông hải, thọ như nam sơn, ctrong thường thọ mạnh nhé.

Tất cả cùng “Dạ, dạ!”. Rồi Tướng nhảy ba nhảy, thăng đồng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội ở việt nam

Hình tượng và màu sắc trong Then

     Có lẽ không có một hình thức tôn giáo tín ngưỡng nào của người Tày mà ở đó hình tượng và màu sắc lại phong phú như Then.

     Trước nhất, chúng ta quan tâm tới hệ thống bàn thờ Then. Bình thường mỗi ông Then và bà Then đều có bàn thờ ở nhà của mình, nằm phía bên phải bàn thờ Tổ tiên; tuy nhiên, khi tổ chức nghi lễ Then, nhất là Then cấp sắc, thì hệ thống bàn thờ trở nên rất đa dạng.

     Ngoài bàn thờ Then cố định, còn lập thêm các bàn thờ Then thầy (mẹ Then hay cha Then), bàn thờ Ngọc Hoàng, bàn thờ thầy Cả (Tào hay Mo), bàn thờ Khỏa Quan, bàn thờ phong sắc ở ngoài sân hay ngoài cánh đồng và đặc biệt việc dựng cầu hào quang. Một trong những biểu tượng của bàn thờ Then là hình tượng cỗ én. Cỗ én bày trước bàn thờ Then gồm những dây treo hình chim én, hoa lá cắt bằng giấy màu. Mỗi khi trong làng bản có Then cấp sắc thì anh em họ hàng, người thân làm những cỗ én này (thường là số lẻ) đem đến nhà ông Then hay bà Then để chúc mừng. Ngoài việc trang trí cho đẹp và lộng lẫy trong ngày lẩu Then (hội Then), thì hình tượng chim én còn mang ý nghĩa tốt lành. Con chim mang lại tin vui, điều may mắn, là con chim được Pụt Luông (Phật) phong là chúa cả hầu hạ các Then, dẫn độ linh hồn Then lên thiên giới.

     Trong Then cấp sắc, bàn thờ của thầy Cả, tức Tào hay Mo đều phải treo những tranh thờ,mà chủ yếu ở đây là tranh của các vị Thần linh Đạo giáo, như: Văn Thù, Mục Liên, Tam Bảo, Địa Tạng, Thái SonMinh Vuong, Bình Chính, Minh Vương, Phổ Hiền, Dạ Lang…Khi tiến hành lễ cấp sắc, người ta phải dựng cầu hào quang ở giữa nhà nằm về phía bên phải bàn thờ Then, cầu hào quang là biểu tượng cho con đường nối liền giữa Đất và Trời, nơi mà Then có thể lên thiên giới tới các cửa Thiên tướng và Thiên tướng từ cửa Trời có thể xuống trần gian chứng giám lễ cấp sắc và nhận cỗ khao, cầu hào quang làm bằng cây tre, gốc còn để nguyên rễ, nối từ đất qua sàn nhà, mái nhà chĩa lên trời. Trên cầu hào quang người ta phủ ba tấm vải ba màu: Đỏ, đen, trắng và treo hình cắt giấy chim én, hoa lá, tiền vàng… Xung quanh cầu hào quang ở mặt sàn nhà, người ta bày nhiều lễ vật dâng cúng, cờ giấy các màu, hình nhân… Một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp một dạng thức của cây vũ trụ thường thấy trong nghi lễ tín ngưỡng của các dân tộc nước ta và trên thế giới.

     Trong nghi lễ và thờ cúng của người Tày nói chung, đặc biệt là trong nghi lễ Then, người ta thường thấy hình tượng của cây mía cây chuối. Trong Then cấp sắc, cây mía có treo chiếc gtrong và dải vải đỏ mà các vị Thiên tướng nhập đồng dùng để khám cỗ của các gia đình, từ đó có thể biết được vận hạn của mỗi gia đình trong năm là tốt hay xấu. Nếu xấu thì vị Thiên tướng đó có thể làm lễ giải hạn ngay. Như vậy, ở đãy, cây mía như là một vật để con người có thể nhận biết các điềm báo.

 bàn thờ Ngọc Hoàng

     Cây chuối với sức sống mãnh liệt, sung mãn, là biểu tượng cho sức sống và nơi trú ngụ của linh hồn (khoẳn) của con người, do vậy trongcác nghi lễ liên quan tới sống chết, sức khỏe của con người thì đều xuất hiện cây chuối. Sau nghi lễ, cây chuối được đem trồng vườn, được gia chủ chăm sóc cẩn thận. Trong nghi lễ Then, cây chuối cũng mang ý nghĩa như vậy.

     Trong hành trang túi lễ cũng như bàn thờ của các ông Then và bà Then đều thấy xuất hiện quả trứng.Quả trứng có thể là trứng thật và cũng có thể là trứng đá. Điều này, theo tư liệu điền dã của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên thì quả trứng trong Then có thể liên quan tới trò chơi nhập hồn Nàng Xây (Nàng Trứng), mà huyền thoại Tày cho rằng Nàng Xây là con gái út Pụt Luông, là người bạn tâm tình của các thiếu nữ nhỏ tuổi. Còn trong Then, trứng và hồn trứng là thứ có thể đưa hồn Then đi về cõi âm để tìm hồn của người chết.

     Bộ lễ phục của ông Then và bà Then cũng là một hình tượng nổi bật trong nghi lễ Then. Màu sắc lễ phục chủ yếu là màu đỏ, nhất là đối với ông Then và bà Then sau khi đã được cấp sắc hay thăng sắc. Khi các Thiên tướng nhập thì y phục của Then cũng phải thay đổi. Thí dụ, Ngọc Hoàng mặc áo vàng, Tướng Hiển mặc áo đỏ, Tướng Hổ mặc áo đỏ… Cũng có lúc họ mặc áo dài đen, các màu tối. Mũ Then là dấu hiệu quan trọng thể hiện cấp bậc trong Then thông qua số lượng dải mũ nhiều hay ít (5, 7, 9,11,13,15 dải). Theo tư liệu của Nguyễn Thị Yên thì dòng Then Cao Bằng còn chia thầy Then thành các phẩm, nhất phẩm là cao nhất, cừu phẩm là thấp nhất và giữa các phẩm còn có sự phân biệt về màu sắc áo: Cửu phẩm: áo hồng, Ngũ phẩm: áo xanh, Tứ phẩm: áo đen, Nhị phẩm: áo vàng. Nói chung, cũng giống như lên đồng của người Việt (Kinh), trang phục Then Tày cũng như các đồ trang trí trong nghi lễ thì màu sắc thiên về màu sắc mạnh, lộng lẫy, gây cảm giác phấn khích giúp các bà Then, ông Then dễ nhập hay xuất hồn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội việt nam

Nghi lễ Then – Các loại nghi lễ then

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

     Có thể nói, mọi hình thức, hoạt động của tín ngưỡng Then đều thể hiện qua nghi lễ Then. Vậy nghỉ lễ Then là gì?

     Ông Then, bà Then có thể thực hiện nhiều loại nghi lễ khác nhau, trong đó mỗi loại nghi lễ lại đáp ứng những nhu cầu khác nhau của đời sống trần tục, như bói toán, giải hạn, cầu yên, chữa bệnh… Đã có một số sách phân chia nghi lễ Then. Nông Văn Hoàn trong công trình tập thể “Mấy vấn đề Then Việt Bắc”, xuất bản năm 1978 đã phân chia Then của người Tày, Nùng thành mấy loại:

- Then cầu yên

- Then chữa bệnh

- Then bói toán

- Then tống tlễn

- Then cầu mùa, cầu đảo, diệt trùng 

- Then chúc tụng (làm nhà, sinh con, cưới…)

- Then cấp sắc

Nghi lễ Then

     Nguyễn Thị Yên, trong công trình tập thể của nhóm nghiên cứu Then của Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian, thì căn cứ vào hình thức dlễn xướng Then đã phân chia các nghi lễ Then thành bốn loại chính:

- Then bói (bói chữa bệnh, bói tình yêu…)

- Then giải hạn, cầu yên (cầu mẹ Bioóc phù hộ cho trẻ nhỏ, giải hạn nối số cho người già, Then chúc phúc, mừng thọ, gọi vía lạc, cầu tự – cầu con, Then chữa bệnh…). Loại Then này thường dlễn ra vào dịp mùa xuân.

- Then chúc tụng (mừng nhà mới, làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức, mừng thọ…) loại Then này ít tính nghi thức, nặng về ca hát, vui chơi, ứng tác.

- Lẩu Then (Hội Then) tổ chức ở chính nhà của ông Then để dâng cúng tổ nghề Then vào dịp thường kỳ hàng năm và đặc biệt là cấp sắc, nâng sắc cho các ông Then, bà Then.


Ai tham gia điều hành các nghi lễ Then?

     Tùy từng loại Then mà diễn biến nghi lễ Then có khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, trong đó có lẽ Then cấp sắc là quy mô hơn cả. Thí dụ, để điều hành một lễ Then cầu yên, giải hạn, chữa bệnh thì chỉ cần một bà Then hay ông Then cùng với một vài lục sớ (học trò học việc) giúp thêm là đủ.

     Nhưng với lẩu Then cấp sắc thì lại khác. Để điều hành một lễ Then cấp sắc phải cần tới nhiều bà Then (hay ông Then), thầy Tào (có nơi là Pháp sư – thầy Mo), thầy Pụt và những ngườigiúp việc khác. Thí dụ, buổi lễ Then cấp sắc Quảng Hòa (Cao Bằng) cần tói 7-8 Then, Tào, Pụt; còn buổi lễ cấp sắc của người Tày ở huyện Văn Quan thì ít hơn: bốn bà Then, một thầy Mo (Pháp sư) và những người giúp việc khác.

Ai tham gia điều hành các nghi lễ Then

     Trong các thầy Tào, Then kể trên, bao giờ cũng có một thầy Cả, còn gọi là Quan lang, thường là một thầy Tào hay thầy Mo (pháp sư), người đó phải biết chữ Hán hay Nôm Tày, giữ vai trò chủ lễ. Ngoài ra cồn có khoản quan, có vai trò như người liên lạc, trình báo khi vào các cửa dâng lễ. Trong nghi lễ Then cấp sắc hay nâng sắc, trong số các bà Then, ông Then đều phải có một người là mẹ Then hay cha Then tức là người đỡ đầu đứng ra cùng với thầy Cả (thầy Tằo, Mo) điều hành buổi lễ. Trong nghi lễ Then cấp sắc ngoài bàn thờ Then (của người được cấp sắc hay nâng sắc), cồn có bàn thờ Ngọc Hoàng, bàn thờ thầy Cả và bàn thờ Then khỏa quan. Ở đây, qua nghi lễ Then, một lần nữa chúng ta thấy mối quan hệ hữu cơ giữa Then, Tào, Mo, Pụt là những hình thức tín ngưỡng độc đáo và tiêu biểu của người Tày.

     Trong bản làng của người Tày, mỗi lần tổ chức Then đều là dịp tập họp đông đủ những người thân trong gia đình, dòng tộc, người trong làng, thậm chí cả những người ở địa phương khác tới dự, có lúc lên tới hàng trăm người. Nghi lễ Then kéo dài suốt 2-3 ngày đêm, đặc biệt khi nhập đồng các Thiên tướng, Tổ nghề, quân binh sluông(chèo thuyền vượt biển – khảm hải) thường náo nhiệt, sôi nổi, lôi cuốn nhiều người tới xem và tham gia vào các cuộc múa nhảy, vui đùa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội dân gian

Diễn biến nghi lễ Then

Các bước của Then cấp sắc và Then kỳ yên

     Mỗi nghi lễ Then đều có những nét riêng trong tiến trình hành lễ. Ở đây, trong phạm vi có thể chúng tôi chỉ nêu ra những công đoạn chính của hai loại Then: Then cấp sắc và Then kỳ yên. Ngay trong mỗi loại Then như vậy thì tùy thuộc vào từng địa phương đều có sự sai biệt.

     Về Then cấp sắc, chúng ta thử so sánh hai nghi lễ ở Quảng Hòa (Cao Bằng) và Vãn Quan (Lạng Sơn).


Then (Giàng) ở xã Tự Do, Quàng Hòa – Cao BàngThen ở xở Đại An – Văn Quan-LạngSơn
Mở đường, trình việc.Lễ chuộc binh: chuộc binh mã của Then nhập xác, từ đó Then mới có thể điều khiển binh mã đi lên trời trình việc Then.
Dâng lễ vật các cửa Thần.Lên các cửa Thần.
Cửa Thổ công.Cửa Thổ công.
Cửa Tổ tiên gia chủ.Cửa Thành hoàng.
Cừa Tướng Cả (giữ phép thuật Then).Cửa Táo quân.
Cửa các Thiên tướng.Cửa Đẳm Then (Tổ Then).


Cửa tồ nghề Then: Phật Bà Quan Âm.Cửa Tướng Pháp – giữ pháp thuật Then.
Cửa Ngọc Hoàng…Cửa các Thiên tướng.
Khao binh mã.Cửa Ngọc Hoảng…
Lễ cấp sắc ở ngoài đồngCấp sắc ở ngoài sân, rước sắc vào bàn thờ Then.
Đón Thiên tướng xuống khám cỗ, nhận cỗNhập đồng Thiên tướng . chứng giám cấp sắc, khao binh
Tướng phápNhập Ngọc Hoàng
Tướng Thiên Bồng Thiên RuNhập Tướng Tổ nghề
Tướng nguỵ Trưng Độc CướcNhập vua Bà
Tướng cai Bán cai Cường (tổ nghề)Nhập tướng Hiển
Tướng Hỏa Thang.Nhập tướng Hổ.
Tướng Nam Hải.Nhập Thánh đế khám cỗ và giải hạn.
Nhập tướng cá vui đùa.
Khao cỗ, tiệc mừng, tlễn khách.Khao hội, vui chơi tlễn khách.

Diễn biến nghi lễ Then

      Như vậy, về cơ bản Then cấp sắc ở Cao Bằng và Lạng Sơn đều tuân thủ trình tự cơ bản, tuy nhiên cũng có một số sai biệt chi tiết, như các cửa Thần phải đi dâng lễ, các Thiên tướng nhập đồng. Đặc biệt, Then ởCao Bằng chỉ dâng lễ cửa Ngọc Hoàng, trong khi ở Lạng Sơn thì vừa dâng lễ cửa Ngọc Hoàng, vừa nhập đồng Ngọc Hoàng xuống giám lễ và khao binh… Các bước tiến hành của Then cấp sắc thường dlễn ra từ 2-3 ngày, ngày đầu làm lễ mở đường trình việc, ngày thứ hai dâng lễ vật lên cửa thần linh và ngày thứ ba đón tướng (nhập đồng) và khao hội.

     Đối với nghi lễ Then kỳ yên thì đơn giản hơn, thường là bao gồm các bước:

-   Sắp binh mã (sắp mạ)

-  Khám cỗ (khảm cộ)

-   Giải uế (giải vé)

-   Dâng lễ Tổ sư, Pháp sư, Nam Tào – Bắc Đẩu (hay cửa Tu Pháp)

-   Hồi binh mã (hòi mạ)

     Có thể nói nghỉ lễ cấp sắc là một cuộc hành trình dài của các ông Then, bà Then tới cửa thần linh nhằm thỉnh mời các thần linh, từ Thành hoàng, Thổ Công, Tổ Tiên đến các Thiên tướng về chứng giám lễ cấp sắc, trao quyền pháp cho thầy Then khi hành lễ, sau đó lại tiễn các thần linh về trời. Đối với Then nối số của người già (tiếp số để sống lâu hơn) thì Then chỉ cần đến cửa Nam Tào – Bắc Đẩu, tức vị thần giữ sổ sinh tử của người trần. Còn Then cầu tự, chữa bệnh cho trẻ nhỏ thì đến cửa Mẻ Bioóc.

     Để các Then đến các cửa mời thần linh, hay khi thần linh nhập đồng vào thân xác các bà Then, ông Then thì phương thức biểu đạt chủ yếu là qua các lời hát Then, nhạc cây đàn tính, nhạc xóc (biểu tượng tiếng vó ngựa phi), các điệu múa hay trò diễn. Đó là môi trường nghệ thuật rất cần thiết để con người và thần linh thông giao và hòa hợp.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội dân gian việt nam

Nhập hồn và xuất hồn trong nghi lễ Then

     Trong nghi lễ của Then chúng ta thấy có các hiện tượng nhập hồnxuất hồn, trong đó hiện tượng nhập hồn là rõ nét và tiêu biểu nhất.

- Hiện tưọmg nhập hồn thường diễn ra ở hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là lễ chuộc binh và giai đoạn sau là lễ nhập đồng của các Thiên tướng xuống chứng giám lễ cấp sắc, khao cỗ. Lễ chuộc binh hay lễ mở đường, trình việc diễn ra cảnh nhập Then, tức là lúc ông Then, bà Then từ một người bình thường, do các ma Then nhập vào để có thể điều khiển âm binh. Lúc này, các bà Then, ông Then ngồi rùng mình, tay xóc nhạc ngựa và roi vào trạng thái ngây ngất (ecstacy) thực sự. Đối vớinhững người “xuống Then” lần đầu, thì lễ chuộc bình còn có ý nghĩa là thu nhận “binh mã” của những người làm Then từ các đời trước của gia tộc.

     Hiện tượng nhộn nhịp và kéo dài nhất của nghi thức nhập hồn của lẩu Then cấp sắc là lúc các Thiên tướng từ các cửa trên trờinhập đồng. Mỗi cuộc lẩu Then như vậy có gần một chục vị Thiên tướng, tướng tổ nghề Then nhập đồng, trái lại, chúng ta lại không thấy các vị thần địa phương, như Thành hoàng, Thổ thần, Tổ tiên nhập.

     Trong lễ cấp sắc ở Lạng Son, vị tướng nhập đồng đầu tiên là Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nhập đồng vào Then thầy (mặc áo vàng), nhận khân áo, giày, đốt htrong, ngậm htrongvào miệng cắn ba lần làm nghi lễ khai quang cho Then, ban cấp bổng lộc và cuối cùng đứng dậy sai xóc nhạc ngựa nhảy lễ ba lần rồi thăng. Sau đó lần lượt các vị Thiên tướng khác nhập đồng.

     Đặc biệt, trong nghi lễ lên đồng có vị Tướng Hiển (ở Lạng Son) và Tướng Hỏa Thang (ở Cao Bằng), chủ sự về trừ tà, chữa bệnh, thường nhập đồng dưới dạng dẫm lên đống lửa đang cháy. Lần này, bà Then được cấp sắc, mặc áo đỏ, bái lạy để Tướng Hiển nhập xác. Bà vung quạt ba lần, Tướng Hiển đã nhập. Ngườigiúp việc chọn ba ngọn đuốc đang cháy để lên tàu lá chuối. Tướng Hiển đi quanh tàu lá chuối ba lần rồi nhảy dẫm chân lên đống lửa tói khi tắt. Tiếp sau, Tướng Hiển khám ngựa và đòi đi ngựa, phán truyền rồi thăng.

xuất hồn trong nghi lễ Then

     Khi Tướng Hổ nhập thì thường lấy ngón tay cào mạnh vào chiếu, miệng kêu “hú hú”, còn người khác thì xua lợn để kêu to, sau đó Thánh thăng. Có vị Thiên tướng nhập xuống để đi khám cỗ, tay cầm cây mía có buộc vải đỏ và htrongtrên ngọn. Qua khám cỗ của từng nhà trong bản, Thiên tướng có thể biết nhà nào đang hay sẽ có hạn, do vậy hôm sau trước khi Thánh thăng phải sắm lễ để Thánh giải hạn cho.

     Thánh Cá nhập đồng dưới dạng trẻ con, từ nét mặt, lòi nói đến hành động đều phỏng theo phong cách trẻ nhỏ, vui đùa, nghịch phá, gây không khí rất vui vẻ, náo nhiệt. Còn các Sluông(chèo thuyền) nhập đồng để chèo đò đưa Then vượt biển (khảm hải) thì thực sự tạo nên trạng thái ngây ngất (ecstacy) của các thầy Then.

- Hiện tượng nhập hồn (nhập đồng) thường đi liền với trạng thái xuất hồn, tuy nhiên đó là hiện tượng nhập hồn và xuất hồn của cácThần linh. Còn đối với các ông Then, bà Then thì có hiện tượng xuất hồn và nhập hồn không? Như trên đã nói, trước khi vào buổi lễ đã dlễn ra nghi thức nhập ma Then vào các ông Then và bà Then, điều đố đã rõ. Tuy nhiên, trong quá trình Then điều khiển âm binh hành trình lên các cửa thần linh, từ Tổ tiên, Thành hoàng, Thổ thần đến cửa tổ nghề Then, cửa các Thiên tướng và Ngọc Hoàng thì có phải đó chính là lúc các Then xuất hồn không? Điều này, chúng ta có thể cảm nhận được qua lời hát, tiếng đàn, ít khi biểu hiện thành hành động như khi nhập hồn các thần linh. Đó là vấn đề cần xem xét và quan sát thêm trước khi đưa ra lời khẳng định.

     Nghi thức nhập hồn của ông Then, bà Then còn thể hiện qua các nghi thức nhập hồn để xem bói. Thí dụ, một ngườitrong làng bản bị mất trộm, hỏi Then xem ai đã lấy cắp. Lúc này, Then phải nhập hồn Thổ thần để hỏi xem ai là thủ phạm. Then cũng có thể nhập hồn Tổ tiên để căn dặn, khuyên bảo con cháu…

     Đề thực hiện việc nhập hồn và thoát hồn, các ông Then và bà Then phải “mượn” tới các phương tiện:

- Quả trứngchim én là vật thiêng có vai trò dẫn hồn Then đi hành nghề.

- Bằng sắc và ấn của Ngọc Hoàng đã cấp cho Then để có thể đưa vào cửa Thần linh.

- Chùm nhạc xóc tượng trưng cho âm binh của Then.

- Quạt phép (quạt trời) giúp Then làm các động tác biến hóa.

- Gương để soi đường cho thầy Then đi.

- Đànhát khỉ hành lễ giúp Then dễ hòa nhập, thông qua với thần linh.

     Như vậy, có thể khẳng định Then là một hình thức shaman giáo, một hiện tượng tín ngưỡngcổ xưa, phổ biến ở nhiều dân tộc, trong đó vừa thấy hiện tượng nhập hồn và thoát hồn. Xét từgóc độ thể chất cơthể, quá trình rèn luyện để thành nghề và đặc biệt là việc tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất (ecstacy) để thoát hồn và nhập hồn nhằm thông quan vớithần linh, thì ông Then và bà Then là một dạng của thyshaman.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các lễ hội ở việt nam