Ngôn từ trong Then

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

     Từ nhân lõi là yếu tố tín ngưỡng, Then đã sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật, tạo nên một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể rất tiêu biểu của văn hóa dân gian Tày. Điều đặc biệt cần nhái mạnh là cái yếu tố văn hóa nghệ thuật ở đây tồn tại trong một tổng thể nguyên họp, đan xen, hòa nhập, cái nọ là tiền đề cho sự tồn tại của cái kia, tạo nên một môi trường dlễn xướng hài hòa trọn vẹn. Tuy nhiên, để hiểu được các yếu tố và giá trị văn hóa – nghệ thuật của Then, chúng ta tạm thời phải tách chúng ra để xem xét.

Ngôn từ trong Then

     Cũng như hầu hết các hình thái tôn giáo tín ngưỡng khác, yếu tố ngôn từ bao giờ cũng là cái quan trọng và quyết định nhất. Chúng bao gồm những huyền thoại, truyền thuyết về các thần linh, các nghi lễ và phong tục liên quan, đặc biệt là những lời hát Then. Cho đến nay, do nỗ lực của nhiều cá nhân và các tổ chức nghiên cứu, chúng ta đã và đang sưu tầm các lời hát Then, trong đó có những bài Then đã được xuất bản. Tuy nhiên, còn lâu công việc này mới hoàn chỉnh. Đó là kho tàng các lời Then tới hàng vạn câu. Đấy là chưa kể trong diễn xướng của nhiều dòng Then, nhiều địa phương lời Then vẫn tiếp tục được ứng tác từ các nghệ nhân Then. Điều này thật dễ hiểu, vì từ cội nguồn lòi hát Then lưu truyền bằng trí nhớ và truyền khẩu là chính, sau này, một số người dùng văn tự Nôm Tày hay văn tự tiếng phổ thông (tiếng Việt) để ghi lại lời Then. Việc này phần nào giúp cho việc cố định lại các lồi Then, tránh mất mát, tuy nhiên, cũng không cản trở việc các ông Then, bà Then với tư cách là nghệ nhân hát Then, tiếp tục sáng tạo ra các dị bản mới.

Ngôn từ trong Then

     Lời Then là các câu văn vần, theo thể thơ 7 chữ, 5 chữ, thậm chí có đoạn khá tự do kéo dài tới 8,9,10 hoặc 12 chữ. Trong dlễn xướng Then, xen kẽ với phần hát chính, thỉnh thoảng lại xen vào các đoạn đối thoại giữa thần linh khi nhập đồng với những ông Then, bà Then khác, làm cho không khí buổi lễ thêm sinh động hơn.

     Tất nhiên, ngôn ngữ thơ và lời thoại chủ yếu là ngôn ngữ Tày. Tuy nhiên, tùy theo từng địa phương, nhiều lúc ông Then, bà Then thậm chí cả thầy Cả (Tào hay Mo) nữa cũng còn dùng tiếng phổ thông (Việt) hay tiếng Hán. Điều này có nhiều căn nguyên, có thể là do giao lưu tín ngưỡng giữa Tày với Việt và Hán, do vậy, họ giữ nguyên tiếng nói của dân tộc mà Then của người Tày tiếp nhận. Cũng có thể khi dùng tiếng nói khác tộc trong nghi lễ Then cũng làm tăng thêm tính linh thiêng, bí ần của nghi lễ. Và, cũng không loại trừ trường hợp, không ít bộ phận người Tày mà nay còn lưu truyền hình thức Then vốn xưa là một bộ phận người Kinh (Việt) ở miền núi đã bị Tày hóa. Hơn thế nữa, còn có giả thiết Then của Tày là do nhóm người Kinh thời nhà Mạc ở Cao Bằng sáng tạo ra (thế kỷ XVI)…

     Có thể nói, những lời hát Then, các truyền thuyết và huyền thoại về Then, một phần đã được văn bản hóa, một phần lớn còn truyền miệng trôi nổi, đã tạo nên một kho tàng văn học của tín ngưỡng Then


0 nhận xét:

Đăng nhận xét