Việc thờ phụng Nữ thần và Mẫu thần

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

     Thờ phụng Nữ thần và Mẫu thần là cái nền chung của đòi sống tôn giáo tín ngưỡng các tộc ngườiở Việt Nam và Đông Nam Á. Tuy nhiên, vớimỗi đất nước, mỗi dân tộc, xuất phát từ môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội và truyền thống văn hóa thì việc thờ phụng Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu có nét đặc thù riêng. Mẫu thần của dân tộc Chăm cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.

     Mẫu thần Pô Inư Nưgar đã trở thành một biểu tượng linh thiêng nhất của dân tộc Chăm, xứ sở Chămpa, mà ngày nay còn in đậm trong huyền thoại, truyền thuyết, thần tích, kiến trúc, thờ cúng, lễ hội, phong tục và tâm thức của ngườidân.

Thần thoại, truyền thuyết

     Hiện nay, trong kho tàng thần thoại, truyền thuyết Chăm, chúng ta vẫn còn thấy hai hệ thống giải thích nguồn cội của vị Nữ thần tối thượng này. Một hệ thống mang tính chất vũ trụ luận tôn giáo của đạo Bàlamôn và Hồi giáo Bà Ni và một hệ thống mang đậm tính dân gian phỉ tôn giáo.

Việc thờ phụng Nữ thần

     Hiện tại, trong thư tịch cổ Chăm Bà la  môncũng như trong trí nhớ dân gian vẫn lưu truyền thần thoại vị Nữ thần sáng thế Pô InuNưgar. Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có “97 người chồng, 38 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể Bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của Bà chính là bầu trời, đầu của Bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của Bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân Bà là saoBác Đẩu, răng của Bà là rìu đá của Thần sấm sét, giọng nói của Bà chính là tiếng sấm sét, hơi thở của Bà chính là gió bão, võng nằm của bà tượng trưng cho bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Nữ thần còn có tám bùa phép để tạo ra trờiđất, mặt trời, mặt trăng, con người, tạo thành Chăm Ahiêr (Bàlamôn) và Chăm Awal (Bà Ni). Nữ thần còn tạo ra lịch pháp, các vùng miền khác nhau của xứ sở Chăm…”

     Người Chăm Awal(Bà Ni) còn truyền tụng một huyền thoại sáng thế khác, sản phẩm của sự pha trộn giữa Bàlamôn và Bà Ni. Truyện kể rằng: Vũ trụ thủa ban đầu còn tối tăm, mù mịt, bồng bềnh. Pô Kuksai thần Atmưhekát  xuống tạo dựng vũ trụ và mang ánh sáng cho muôn loài. Atmưkekát dùng phép thuật tạo ra mười hai mặt trời, mười hai mặt trăng. Tuy nhiên, do quá nhiều mặt trời, mặt trăng nên trái đất quá nóng bức, ngột ngạt, do vậy vị thần On Sibakayong phải dùng cung bắn rơi hết mặt trời, mặt trăng làm cho trái đất trở lại thời hoang sơ, tăm tối, mù mịt. Lúc này thần Pô Kuk phải giáng thế cùng vớithần Auloat (Alla), Mohamat cùng chư vị thần Hồi giáo khác làm bầu trời sáng lại, vạn vật lại sinh sôi. Làm xong, Pô Kuk quay về trời, sai ngườicon gái đầu của mình là Pô Inu Nưgarcùng với Pô Auloat, Pô Yang Mư, Pô Debatathuor xuống trần gian để cai quản muôn loài. Đến ngày thứ hai, năm con chuột, Pồ Kuk truyền lệnh cho Pô Inư Nưgar chính thức giáng trần ở Bal Lai (Mỹ Tường, Ninh Thuận). Ở đây, Pô Inư Nưgar lập ra xóm làng Sari-Rawan. Từ đó Pô Inư Nưgar lập ra nước Chăm, sinh ra các vua Chăm để cai tộ đất nước, rồi Bà hóa phép trở về trời.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những lễ hội ở việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét