Lễ cúng ngày tết của người Tày, Nùng

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

     Tết thanh minh vào ngày 3 tháng ba âm lịch. Trước nhất mọi người đi tảo mộ tổ tiên và sám sửa lẻ vật mang đi để cúng ở ngoải mộ. Lể vật gốm có thịt lọn quay, bánh dầy lá ngải, xôi nhuộm màu tím lá cẩm và các màu đỏ, xanh bàng các thứ lá khác.      Các thứ đồ lẽ bày đặt lên mộ đã dọn sạch cỏ, đặc biệt còn cám một cây tiền bằng giấy, đốt vàng mã cho tổ tiên, Tết thanh minh của đồng bào Nùng Phàn Sình gắn liền với ngày hội chợ Kỷ Lừa (Lạng Sơn) và ngày 27/3 với tục trai gái đi chơi chợ ngày xuân và cùng hát Sli giao duyên ở chợ, ở sườn đồi, dọc đường từ bản đến chợ, thậm chí ở cả bến tàu, bến xe, bôn ngoài công sờ. Rất tiếc tục hát Sli ở chợ ngày nay không còn nữa.
    Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm) hay còn gọi là diệt sâu bọ (khả mốc mèng). Trong quan niệm dân gian vào dịp tháng năm khí dương rất mạnh? loài sâu bọ trong người đều quay đầu trở lên và quấy quả tìm ăn. Loài sâu bọ ở ngoài da con người thì sinh sôi gây ra bệnh rôm sẩy, ngứa
lở. Do vậy phải diệt sâu bọ ở trong người bằng cách ăn một số thức ăn như rượu nếp, bánh giò, bánh giả gin, một số hoa quả chua, phải tắm lá ké đầu ngựa, kim ngân…, trẻ con thì phải đeo túi bột hồng hoàng. Đãy cũng là dịp người làm nghề thuốc đi hái lá thuốc, nhất là lá ngải để làm thuốc châm cứu.
Lễ cúng thần ruộng, vía trâu vào ngày 6/6

Lễ cúng ngày tết

     Đó là dịp công việc cầy bừa, cấy hái đã xong. Cồng việc trước mắt là chầm sóc lúa, cầu trời mưa thuận gió hòa. Trong lễ cúng thần ruộng, người ta sửa lễ xôi gà để cúng thần nông và ở ngoài ruộng cắm đầy những mảnh giấy trắng nhuộm tiết gà hay tiết chó, tức là dùng đồ uế tạp để xua đuổi ma quỷ đến phá hoại mùa màng.
     Đây cũng là dịp cúng thu vía trâu khoẳn vài. Đối người Tày, Nùng thì con trâu là đầu cơ nghiệp”, dùng trâu để làm sức kéo cày, bừa, chuyên chở, nên đồng bào phải chăm sóc, bảo vệ trâu. Nhất là sau một vụ cày bừa, trâu phải kéo cày suốt ngày, suốt tháng, không được ăn no, không được nghỉ ngơi, nên sức khỏe giảm sút, bị bạt mất vía. Do vậy, cuối mùa cày bừa, chủ nhà cho trâu nghỉ ngơi và làm nghi lễ thu vía về cho trâu, gọi là khoẳn vài. Sáng sớm 6/6, chủ nhà làm lễ cúng thần nông trả lại vía cho trâu và phù hộ cho trâu khỏe mạnh để đủ sức canh tác vụ sau. Từ đó, người ta cho trâu nghỉ ngơi, ăn no để bồi bổ sức khỏe.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những lễ hội ở việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét