Văn hóa tín ngưỡng Tày, Nùng

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

     Những thập kỷ gần đây, người ta nói nhiều tới văn hóa tín ngưỡng và coi đó như là một hình thức văn hóa đặc thù. Tín ngưỡng tôn giáo là một hình thái của văn hóa, tuy nhiên, so với các hình thái văn hóa khác, như văn hóa sinh tồn, vãn hóa xã hội hay văn hóa nghệ thuật thì văn hóa tôn giáo có nhiều nét khu biệt.

Đó là:

a) Bản thân tôn giáo tín ngưỡng là một hình thái văn hóa dựa trên quan niệm về sự tồn tại của một thế giới siêu nhiên đối lập và quan hệ chặt chẽ với thế giới trần tục thông qua các hình thức thông quan của con người với thần linh,

Văn hóa tín ngưỡng Tày

b) Cùng với các hình thức tôn giáo tín ngưỡng kể trên bao giờ các hình thức tôn giáo tín ngưỡng ấy cũng sản sinh và tích họp các hình thức văn hóa nào đó, như các huyền thoại, thần tích, các bài cúng, lời cầu thần, thánh ca, các hình thức dlễn xướng thông qua âm nhạc, múa, các hình thức trang trí, tranh thờ và tượng thờ, các hình thức ứng xử và nghi lễ của con người trước thần linh, các quan niệm chuẩn mực về cái đẹp, cái thiện và cái xấu, cái ác… Tất cả những cái đó tạo nên cái gọi là văn hóa tôn giáo tín ngưỡng. Trong nhiều tộc người, trong đó có tộc Tày, Nùng nền vãn hóa của họ bao gồm cái gọi là văn hóa tín ngưỡng. Vậy vân hóa tín ngưỡng Tày, Nùng thể hiện rô trên các phương diện nào? Nói cách khác tín ngưỡng Tày, Nùng đã tích hợp và sản sinh các hình thức và giá trị văn hóa nào trong tổng thể nền văn hóa của bản thân các tộc người ấy.

     Trong tôn giáo tín ngưỡng, việc con người, tức thế giới trần tục thông quan với thế giới thần linh là một trong nhũng nhân tố cơ bản. Việc thông quan đó cần tới nhiều điều kiện, trong đó ngôn ngữ, tức tiếng nói của con người giữ vai trò chủ yếu. Tiếng nói đó có thể là lời cầu khấn, niệm chú, lời hát cầu, lời hát ca ngợi thần linh và phát triển caohơn làcác hình thúc văn tự ghi chép thần tích, thần phả, diễn ca liên quan tới các thần linh. Các hình thức ngữ vân này hết sức phong phú, đa dạng và thể hiện khác nhau trong mỗi tộc người tùy thuộc vàotrạng thải phát triển xã hội và tôn giáo tín ngưỡng của tộc người ấy. Thí dụ, nếu như ở người Việt các hình thức thần tích, thần phả, các kinh, kệ, các bài hát thờ… đã phát triển tói trình độ cao và phần lớn đã được văn bản hóa thì ở các tộc thiểu số các kiểu thần thoại, lòi khấn, hát thờ mà phần lớn còn ở dạng truyền miệng lại phổ biến hơn.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét