Ngọc Hoàng và các Thiên Tướng của Then

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

      Hệ thống thần linh của Then bao gồm các thần linh được Then thờ cúng ở bàn thờ Then, cũng như những thần linh mà Then phải thỉnh mời khi tiến hành nghi lễ. Có thể phân chia các thần linh của Then thành ba lớp chính:

- Ngọc Hoàng và các Thiên tướng.

- Tổ nghề Then và dòng dõi Then.

-   Các Thần linh địa phương(Thành hoàng, Thổ thần, Tổ tiên).

Ngọc Hoàng và các Thiên tướng

      Trong hệ thống thần linh của Then thì Ngọc Hoàng và các Thiên tướng chiếm vị trí cao nhất, trong đó Ngọc Hoàng được coi như Vua cha, có quyền cấp sắc cho các Then. Tuy có những nét chung, là các vị thần linh trị vì trên trời, trấn giữ các phương theo quan niệm của Đạo giáo, phần lớn là các vị thần trong thần điện của Đạo giáo hay Phật giáo…, nhưng tên gọi và cách sắp xếp ngôi thứ của các vị Thiên tướng, đặc biệt là các vị Thiên tướng được mòi nhập đồng trong nghi lễ Then thì mỗi nơi một khác.

      Thí dụ, Then của người Tày ở Quảng Hòa (Cao Bằng) thì Ngọc Hoàng và các Thiên tướng phân chia thành năm phương:

-   Phya cắm (núi cắm) thuộc hướng đông, hiệu Thanh Đế.

-    Phya Đắn (Núi Danh) thuộc hướng tây, hiệu Bạch Đế.

-   Phya Danh (Núi Danh) thuộc hướng nam, hiệu Xích Đế.

-  Phật Bà Quan Âm thuộc hướng bắc, hiệu Hắc Đế.

-  Ngọc Hoàng thuộc trung tâm, hiệu Hoàng Dế.

Ngọc Hoàng và các Thiên tướng

     Trong năm hướng kể trên, các hướng đông, tây, nam lại được biểu tượng bằng các tên núi, Phya cắm, Phya Đán Phya Danh, tên các ngọn núi huyền thoại của người Tày.

     Trong nhóm các Thiên tướng kể trên, Ngọc Hoàng ở trung trong (trung tâm) chiếm vị trí vua cha, chúa Then, thống soái Thiên Đình. Vai trò của Ngọc Hoàng thể hiện trong nghi lễ cấp sắc. Các Then chỉ được lên cửa Ngọc Hoàng vào dịp lẩu Then (Hội Then) để nhận sắc, còn trong các nghi lễ nhỏ thì không cần đến cửa Ngọc Hoàng. Riêng lẩu Then ở Lạng Sơn, Hà Giang thì Ngọc Hoàng được mời xuống cấp sắc và nhập đồng.

     Có nơi quan niệm Ngũ phương lại gắn với tên của năm vị Thiên tướng: Nguyễn Bá – hướng đông, Triệu Công Minh – hướng tây, Lưu Văn Đạt – hướng nam, Lại Văn Nghiệp – hướng bắc và Lý Nguyên Phan – trung trong. Tuy nhiên, xuất xứ của các vị tướng này đâu thì các bà Then, ông Then đều không rõ.

     Các Thiên tướng của Then phần nhiều là các vị thần trong Đạo giáo, thậm chí cả Phật giáo nữa, như Tam Thanh (Thượng Thanh, Thái Thanh, Ngọc Thanh), Phật Bà Quan Ăm, Tề Thiên Đại Thánh, Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo, Thiên sư, Nguyễn Bá, Huyền Thiên thượng đế, Thiên Lôi, Đại Lôi, Hỏa Lôi, Ngũ Lôi, Bạch Xà, Hắc hổ…

     Trong danh sách các vị Thiên tướng, đãy đó ta còn thấy các vị thánh của Đạo giáo Việt Nam, như Đức Thánh Trần, thần Độc Cước, thậm chí cả Phạm Nhàn (Phạm Nhan) vị hung thần giữ cửa bệnh tật. Khi cần tói các vị Thánh này, thậm chí cả một số vị Thiên tướng khác, thì thầy Tào, thầy Then phải nói và hát bằng tiếng Kinh (Việt)

     Các vị Thiên tướng trấn giữ các cửa mà trong hành trình của Then phải ưải qua, như cửa Ngọc Hoàng, cửa Tướng Hiển (ở Then Cao Bằng gọi là Tướng Hỏa Thang, Vạn ắc), cửa Tướng Phép (tướng giữ phép thuật của Then), cửa Vua Bà (Phật Bà Quan Âm), cửa tướng Hổ (Hắc Hổ, Ngũ Hổ), cửa tướng Hác (gốc người Hán, khi nhập đồng nói tiếng Hán).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội ở việt nam


0 nhận xét:

Đăng nhận xét