Lễ cúng ngày tết cuối năm của người tày, nùng

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Tết rằm tháng bảy

Tết tháng bảy, tết lớn thứ hai của người Tày, Nùng sau tết Nguyên đán, cúng tổ tiên và các vong linh với ý nghĩa “xóa tội vong nhân”.

Theo quan niệm dân gian, ngày 14 tháng Bảy là ngày vua trên Thiên đình thả tất cả linh hồn người chết xuống trần để đi chơi và kiếm ăn. Do vậy, ngày đó không làm lễ mời tổ tiên thì tổ tiên bị đói, các vong linh sẽquấy phá người sống. Đây cũng là dịp con cháu làm lễ cúng báo đưa vong hồn đã đủ thời gian quy tiên (về với tổ tiên) từ nơi thờ riêng ở phía thấp, lên bàn thờ tổ tiên.

Trong dịp tết rằm tháng bảy này, người Tày, Nùng làm nhiều món ăn, như thịt vịt, thịt lợn quay, bánh gai, bún, bánh dợm… để dâng cúng, đốt nhiều vâng mã, giấy tiền để tổ tiên cố “tiền” để chi tiêu.

Tết Trung thu (rằm tháng tám)

Vào dịp rằm tháng tám là lễ mừng trăng, có nơi cũng là tết cơmmới. Ngày tết này vừa là của trẻ con vừa là của người lớn. Người ta làm nhiều món ăn đặc biệt như bánh trung thu, xôi trám đen, thịt gà, vịt… Một số nơi còn có tục ăn cá gỏi vào dịp này. Trẻ con ăn bánh, múa hát, người già ăn uống, ngắm trăng để đoán thời tiết, vận hạn năm tới, như:

“Quầng lếch phạ noòng Quầng tòng phạ lẹng”

(Vòng sắt trời mưa Vòng đồng trời hạn)

Tết Trung thu của người tày

Nam nữ thanh niên Nùng Phàn Sình nhân dịp này rủ nhau đi chợ Kỳ Lừa hát đối đáp và mua bánh trung thu tặng nhau.

Đây cũng là dịp các bà Then làm lễ khao mã, bày cỗ gồm các thứ bánh nặn hình hoa lá, con giống màu sắc sặc sỡ.

Tết cốm và cơm mới (vào tháng 9 và 10)

Vào tháng chín âm lịch, lúa nếp đã chắc hạt và ngả màu vàng. Đó là lúc người ta hái lúa nếp non về giã cốm. Có nơi như ở người Nùng, vào dịp tết cốm, các gia đình còn làm cỗ xôi lá gừng và mổ gà để cúng tổ tiên.

Phong tục làm cốm đãtrở thành nếp sinh hoạt cộng đồng. Nhà nào cũng làm cốm mời cả làng bản tới ân và cứ thế lần lượt hết nhà này tới nhà khác, thông qua nghỉ lễ thắt chặt thêm tinh thần cố kết cộng đồng. Đây cũng là dịp vui chơi giải trí của nam nữ thanh niên. Họ vừa ăn uống vui vẻ vừa thay nhau từng cặp trai gái ra dùng chày giã loong(mảng gỗ giã thóc, giãcốm) theo nhịp điệu, tạo nên không khí náo nhiệt, tươi vui.

Sau khi thu hoạch xong, các gia đình làm cơmmái và bánh dầy cúng tổ tiên và Phật Bà Quan Âm. Cũng vào dịp này, người ta làm nhiều món ăn độc đáo vừa để dâng cúng thần linh vừa để thưởng thức sau mùa thu hoạch. Đó là phong tục nấu xủi gấc, xôi trám đen, xôi bộng ong, xôi vừng…

Vào dịp rét cuối năm, đồng bào Tày. Nùng có phong tục làm bánh trôi để cúng tổtiên. Bánh trôi nóng thả trong nước thắng có gừng làm cơ thể ấm áp, khỏe mạnh trong những ngày giá rét.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các lễ hội truyền thống việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét