Các tàn dư tín ngưỡng sơ khai

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

    Cũng như ở nhiều dân tộc miền núi khác, các tàn dư của tín ngưỡng sơ khai ở người Tày, Nùng còn khá đậm nét. Một mặt, các tín ngưỡng này kết họp với các tôn giáo tín ngưỡng hiện tồn, thậm chí cả với những ảnh hưởng của đạo Phật, Nho và Đạo giáo; mặt khác, nó còn ẩn tàng trong một số phong tục, lễ nghi. Tín ngưỡng, nghi lễ liên quan đến sản xuất
     Người Tày và Nùng là những người nông dân canh tác lúa nước ở các thung lũng và lúa khô trên các nương rẫy, do vậy nhịp điệu thòi tiết mưa nắng các mùa chi phối nhịp điệu sản xuất nông nghiệp và cùng với nó là các nghi lễ phong tục liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
– Những trận mưa sấm chóp đầu mùa vào tháng 4-5 báo hiệu mùa gieo cấy bắt đầu. Đồng bào có tục lệ mừng tiếng sấm đầu mùa tùy theo các địa phương và dân tộc. Khi nghe thấy tiếng sấm đầu tiên thì chủ nhà lấy tay vỗ vào bịch thóc để đánh thức hồn lúa dậy. Sau đó dựng một chiếc cột ở bịch lúa, trên đầu cột cắm hoa tượng trưng cho hoa lúa và Ta leo (tấm tre đan mắt cáo) tượng trưng cho vật thiêng trong nghi lễ. Chủ nhà nhóm lửa bếp, ra lấy nước suối và đặt nồi ninh đồ xôi lên bếp. Mọi người trong nhà ra suối rửa mặt mũi chân tay, họ tin rằng thần linh, trời đất sẽ phù hộ cho con người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt.

Các tàn dư tín ngưỡng sơ khai

Năm nào không mưa thuận gió hòa thì người ta thường tổ chức cầu đảo. Các lễ cầu đảo (cầu mưa) đều do các thầy Tào chủ trì. Có nơi trong lễ cầu đảo trai gái thường đánh trống, đập mẹt bắt chước tiếng sấm, tuốt lạt hay lá cọ bắt chước tiếng mưa, đi xin nước ở các nhà hay té nước vào nhau, rủ nhau ra sông, suối để tắm rồi để nguyên quần áo ướt đi về nhà. Ngày nay trong dân gian Tày, Nùng còn lưu truyền cổ tục hiến sinh trai tân cho thần nước để cầu mưa thuận gió hòa, tuy nhiên không nơi nào còn thấy hủ tục này.
    Vào dịp kết thúc mùa cày bừa khoảng tháng Sáu, người Tày, Nùng có nghỉ thức cúng vía trâu (khoản vài) thường tổ chức vào ngày 6/6 âm lịch. Trong lễ cúng trâu, người ta chặt cành cây núc nác, có mấu tựa như đầu gối của trâu đặt lên mâm lễ, thay cho trầu thật. Nhà nào có bao nhiêu con trâu thì đặt lên mâm lễ bấy nhiêu cành núc nác. Sáng sớm chủ nhà đặt mâm lễ, thắp hương khấn cầu thần nông trả lại vía cho trâu và cầu phù hộ cho trâu luôn mạnh khỏe. Từ đó trâu được nghỉ ngoi cho mãi tới vụ cày sang năm.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét