Quan niệm về tổ sư ngành nghề của người lao động Việt Nam

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

     Trên cơ sở những tư liệu trên đây, ta đã có thể có một cái nhìn chung về tín ngưỡng Bách nghệ tổ sư. Trước hết phải nhận rằng cách quan niệm về tổ sư ngành nghề của người lao động Việt Nam là rất rộng rãi. Ngay hai chữ Bách nghệ là đã nói lên khuynh hướng bao gồm, không muốn để thiếu sót trong tâm lý người dân. Chúng ta thường có ý nghĩ, nghề nghiệp đây là những nghề thủ công, song rõ ràng là người dân không muốn quan niệm một cách hẹp như thế. “Nghệ” không những là nghề cụ thể hẳn hoi, mà bất cứ những hành động nào đảm bảo cho sụ tạo ra của cải vật chất, đem đến một sự bằng an, đảm bảo được sự sinh tồn của con người, thì đều cố thể gọi là nghề cả. Nhìn vào những của cải vật chất, không ai phân biệt cao thấp sang hèn, cấp độ to nhỏ, cứ phục vụ được nhu cầu sinh hoạt của con người là đều được trân trọng ngang nhau. Người làm ra được máy móc, dựng lên các lâu đài, với người chế được một món ăn dân dã rẻ tiền, đều xứng đáng được tôn vinh, chung một niềm kính họng. Người có một sáng chế phát minh lớn, hay chỉ có một lời mách bảo – kể cả mách bảo một cách mơ hồ; người có hàng chục hàng trảm đệ tử, với người chỉ có một mình cô độc cũng đều được ghi nhận về một công lao đối với cộng đồng. Đó là nghệ, đó cũng là su (thầy). Cái nhìn như vậy, quả thực là cái nhìn rất văn hóa.

tổ sư ngành nghề

     Cùng chung quan niệm rộng rãi này, một vị tổ sư nghề nghiệp, không nhất thiết phải là vị tổ đầu tiên tiên sáng chế hay thiết lập ra nghề ấy. Được như vậy, là rất đáng ghi nhớ. Song những người có công phổ biến một nghề, giới thiệu một biện pháp kỹ thuật, khỏi đầu cho một việc làm nào đó để cho người khác bắt chước, cũng vẫn xứng đáng được tôn vinh. Ta biết rằng nghệ thuật đồ đồng ở nước ta đã có từ thòi văn minh Đông Sơn, đâu có phải mãi đến đòi nhà Lý nhà Lê, dân ta mói biết đến các nghề ấy. Dệt vải, dệt lụa, người Việt Nam cũng biết từ lâu, không phải đọi mãi đến đòi nhà Lê, những thị nữ Chiêm Thành mới phổ biến, vấn đề là ở chỗ, tại một địa phương nào đó, vào một thời gian nào đó, ra đòi một cái mới trong sinh hoạt ngành nghề, có gây ảnh hưởng tốt, có người tiếp nhận phát huy, thì người có sáng kiến được nhận cái vinh dự là người khởi xướng. Phải hiểu tâm lý ấy, ta sẽ không ngạc nhiên thấy ngay trong một làng, vẫn có người được nhận danh hiệu tổ nghề. Có thể là vị tổ nghề đích thực, có thể là vị tổ cho du nhập nghề, có thể là vị tổ có công cải tiến nghề chỉ ở một khâu kỹ thuật nào đố. Tất cả đều được trân trọng, đều giữ một chỗ ngồi danh dự trong ký ức người dân.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội ở việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét