Các loại Phi trong quan niệm dân gian đồng bào Tày, Nùng

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

     Ở bất cứ tộc người nào, quan niệm “linh hồn”, “vật linh” là cơ sở của toàn bộ hệ thống tín ngưỡng tôn giáo từ cổ sơ, nguyên thủy đến phức tạp, hiện đại như ngày nay.      Đối với người Tày, Nùng đó là quan niệm về “phi”. Phi dịch ra tiếng Việt có ý nghĩa rất rộng, chỉ tất cả các “thánh”, “thần”, “ma”, “quỷ”, như “ma trời (Phi Phạ), ma đất (Phi đin), ma rừng (Phipá), ma núi (Phi Slấn), ma thuồng luồng (Phi ngược), ma thiên lôi (Phi lòi), ma tổ tiên (Phi pẩu pú)… Ở đãy, Phi đồng nghĩa với “linh hồn” hay quan niệm “vạn vật hữu linh”.
     Trong quan niệm dân gian đồng bào Tày, Nùng, Phi có hai loại: Phi lành và Phi dữ (Phúc thần và hung thần). Ma lành được thờ cúng ở gia đình, miếu, đình, đền…, phù trợ và bảo hộ cho gia đình, làng xóm. Tuy nhiên nếu trái ý thì cũng có thể bị trừng phạt, chủ nhân phải làm lễ cúng tạ. Còn ma dữ, hung thần thì nói chung không được thờ cúng, khi thầy cúng “bói” có loại ma dử nào làm hại thì mới cúng trừ loại ma đó.
    Đồng bào Tày, Nùng cũng như ở một số tộc người khác, có quan niệm là ở một số người nào đó có ma hay quỷ thần ở Trong người (ma gà) có thể sai khiến âm binh (âm hồn) để gây bệnh tật, làm hại người khác.

đồng bào Tày, Nùng

     Loại người có ma hay quỷ thần trong người gọi là Phi đíp – “ma sống”. Loại ma này luôn luôn ở trong người sống, chuyên gây hại cho người khác trong cùng làng bản. Người Tày, Nùng gọi loại ma sống này với cái tên: Phi cáy (ma gà), Phi Piống, Phiphjắn, Phi Phạm Nhan, Phỉ đằm cằm… Riêng người Nùng Phàn Sình ở Cao Lộc gọi loại ma này là Phi hang cắn.
     Cũng theo quan niệm dần gian Tày, Nùng thì ma (Phi) thần (Slấn) đều có ở ba thế giới: Trên trời, trên mặt đất và âm phủ (dưới mặt đất).
     Phi trên trời là các Then, Bụt, Tiên, Thần, Tổ tiên. Các loại phi, thần này đều được con người lập đền miếu để thờ cúng, noi mà các phi, thần này được mời từ trời trở về hưởng lễ, chứng giám sự thỉnh cầu của người trần. Thí dụ, tổ tiên sau khi chết đều ở hẳn trên Mường trời, chỉ khi cúng lễ mới trở về để chứng giám và phù hộ cho con cháu.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: các lễ hội ở việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét