Vai trò của tổ sư nghề đối với đất nước

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

     Một là trong lễ thức, bao giờ người ta cũng trình bày kết quả ngành nghề: đưa lên bàn thờ những vật phẩm đo các thế hệ sản xuất ra. Chưa rõ sự hiến lễ này có liên quan thế nào với những dlễn xướng bách nghệ khôi hài thường thấy ở các Hội làng. Bách nghệ khôi hài là để cung nghinh Thành hoàng, nhưng rõ ràng là nhằm mục đích trưng bày cái vui cái đẹp của nghề nghiệp. Hình thức thứ hai là sự tái hiện những hành động của các tổ nghề bàng những hoạt cảnh, hoặc những hèm tục… Những tín ngưỡng khác không có các hình thức này, nên chỉ ở trong việc thờ cúng các tổ sư nghề mới có hiện tượng đặc biệt: cuộc sống và niềm tin không tách rời ra được.

tổ sư nghề đối với đất nước

    Cuối cùng, ta cũng nên nhắc thêm một khía cạnh trong tín ngưỡng về tổ sư ngành nghề. Đó là đa số các vị tổ sư nghề đều có vai trò nhất định đối với đất nước. Họ vừa là tổ nghề, vừa là một ông quan mẫn cán, một nhà trí thức, thường là trí thức cấp cao. Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ là ông tổ của nghề dệt chiếu. Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền lại cùng với vợ là tổ nghề làm lược chái đầu. Cũng không ít những vị đều có tham gia vào cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, dẹp loạn như trường hợp Trần ứng Long tổ nghề thuyền thúng, Đinh Lễ ông tổ thả diều. Hiện tượng này không riêng gì với tổ sư nghề. Thần phả các Thành hoàng làng đều đậm đặc mẩu chuyện anh hùng dân tộc. Vừa có tinh thần quốc gia mãnh liệt, các tổ sư nghề cũng không hề mang tính cách dân tộc hẹp hòi. Một nghề hay là một tài sản của nhân loại, ở đãu cũng giúp ích cho đời, và ở đãu cũng được người lao động hoan nghênh. Việt Nam sẵn sàng thờ một ông thầy bói người Tàu, một ông tổ thợ mộc, một ông tổ đúc đồng chứ không có tư tưởng kỳ thị. Đó cũng là một sắc thái của tín ngưỡng bách nghệ tổ sư.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội dân gian việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét