Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Thờ cúng Tổ tiên
     Là hình thức thờ cúng quan trọng nhất ở đồng bào Tày, Nùng. Theo quan niệm dân gian, ông bà, cha mẹ sau khi chết thì linh hồn vẫn tồn tại ở trên trời – mường phạ, do vậy con cháu phải lập bàn thờ để thờ cúng trong nhà, hàng năm phải cúng giỗ, mòi tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho gia đình bình yên, làm ăn phát đạt.

    Nơi thờ cúng tổ tiên ở trong nhà của người Tày, Nùng, là noi trang nghiêm nhất. Gian thờ trong nhà người Nùng có đặt bàn thờ là choòngcai (bàn kiêng). Đó là noi linh thiêng, chỉ bày đặt đồ thờ cúng, không được để lẫn các thứ đồ vật khác. Chính giữa choòng cai người ta đặt bát hương thờ tổ tiên, ngoài ra còn có thờ Phật Bà Quan Âm và thờ Bà Mụ (Va).
     Ở cả người Tày và Nùng đều tuân thủ tục thờ cúng tổ tiên theo hệ chín đòi (cửu tộc). Trên bản thân người thờ cúng là bốn đời: Pò – Mè, Cung Me, chỏ, chung (bố mẹ, ồng bà, cụ, kỵ). Còn bốn đời ở thế hệ sau: Lục, ỉản, lỉn, pẩn thang nghiều (con, cháu, chát, chút). Bốn đời trên mình được thờ chung trên bàn thờ gọi là tổ tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, ở cả người Tày và Nùng đều chí cúng giỗ đến đời thứ ba, cha – mẹ, ông bà và cụ, cồn đời thứ tư là kỵ thì tổ tiên biến thành vị Thần coi giữ gia súc, cố bàn thờ đặt ở ngoài trời, cúng vào dịp tết nguyên đán.

tín ngưỡng tôn giáo

     Những người đi ở rể ăn thừa tự thay con hai, bỏ họ mình lấy họ bên vợ, thì thường thờ cúng cả hai họ, nhưng bàn thờ họ bên vợ vẫn phải để ở bên cạnh bàn thờ chính.
     Ở người Nùng, đặc biệt là Nùng Phàn Sình có tục thờ ma ngoài sàn (phi thang sàn). Loại nhà này chỉ gắn liền với một số dòng họ nhất định và nhiệm vụ của nó là cai quản đất đai của từng hộ. Vì thế bàn thờ loại ma này đưực đặt ở ngoài sân.
     Ở người Nùng và Tày, khi thân nhân mói chết (cha, mẹ, ông bà…) thì không được đưa ngay cúng lễ ở bàn thờ tổ tiên, mà phải thờ riêng ở góc hay ở dưới thấp noi thờ tổ tiên. Hàng ngày thân chủ phải thắp hương, bày cơm cúng lễ hai bữa. Phải sau khi mãn tang (có nơi là ba năm, có nơi chỉ một năm) mới nhập bát hương vào thờ cúng với tổ tiên. Nghi lễ này ở người Nùng gọi là lễ chai y (làm thanh sạch) tổ chức vào ngày 14/7, ngày lễ xóa tội vong linh. Theo quan niệm chung, khi mới chết linh hồn người còn gắn bó với trần tục, chưa được thanh sạch, tinh khiết. Chỉ sau một năm, qua việc cúng lễ hàng ngày thì linh hồn mới được giải thoát về với tổ tiên. Cũng sau một năm, thân chủ không phải cúng cơm ngày hai bữa nữa.
      Người Tày, Nùng thờ cúng tổ tiên vào các dịp giỗ, sinh nhật, tết nguyên đán, các tiết lễ trong năm. Nếu người Tày cúng tổ tiên vào ngày giỗ, tức ngày mất, thì một số nhóm người Nùng lại cúng tổ tiên vào dịp sinh nhật.
     Ngoài việc thờ cúng theo thường lệ, người Tày và Nùng còn có tục làm lễ trả nợ tổ tiên (Pjá nỉpẩu pú) một vài dịp trong đời, nhất là khi gia đình có ốm đau, chết, làm ăn không yên ổn, gặp hoạn nạn. Theo quan niệm của đồng bào, sở dĩ gia đình gặp nhiều điều không may như vậy là do tổ tiên ở bên kia thế giới “túng thiếu” nên hay quấy rầy và “đòi nợ” con cháu ở trần gian.
     Lễ trả nợ tổ tiên thường tổ chức rất tốn kém, như phải mổ lợn, mổ trâu, bò, mòi thầy cúng đến cúng, tổ chức ăn uống để thết đãi bà con, láng giềng và cũng là dịp khách mang lễ vật đến chúc mừng cho thân chủ đã làm tròn nghĩa vụ với tổ tiên.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội ở việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét