Tục thờ cúng người Tày, Nùng

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

     Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp (AL) là làm lễ tlễn đưa Táo quân lên trời gặp Ngọc Hoàng và tối mồng một – ngày đầu năm thì làm lề đốn táo quân mới về. Đồng bào có tục cúng Táo quân mới muộn vì nếu cung sớm thì sự táo quân “háu ăn” sau này sẽ hay quấy rầy gia chủ. Khi làm nhà mới, cho con ra ở riêng đều coi trọng việc thắp ngọn lửa trong bếp. Chia lửa từ nhà bố mẹ cho con cái… Vị thần bếp, thần lửa này ở một số nơi đồng nhất với vị thần có tên Khương Tử Nha. Vậy nên có tục khi cấp cây nóc thượng lương của ngôi nhà, đều có lễ cúng và chữ đề- “Khương Thái công tại thử”.
– Thờ tổ sư thầy Tào, Then
     Trong nhà các thầy Tào và ông bà Then (chủ yếu là bà Then) đều lập bàn thờ để thờ cúng tổ sư của nghề Tào và Then đó. Đối với thầy Tào thì bát hương thờ tổ sư đặt cùng gian thờ với tổ tiên, nhưng ở vị trí cao hơn và ở chính giữa, còn bát hương thờ tổ tiên thì đặt ở bên cạnh phía bên trái. Trước rèm thờ tổ sư có treo nhiều hình con én bằng giấy mầu, bởi vì theo quan niệm dân gian, các con én đó là vật thông tin qua lại giữa thầy cúng với thần linh, là con chim thiêng đưa hồn người chết lên choi chợ trời trong lễ.

Tục thờ cúng người Tày

     Đối với các bà Then thì có bàn thờ thờ tổ nghề Then riêng, thường ở vị trí gian bên trái gian chính nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Cách trang trí bàn thờ Then màu sắc sặc sỡ, với rèm tua mầu, các con én bằng giấy mầu xanh đỏ, nơi để đàn tính, nhạc xóc dùng trong các nghi lễ Then.
Thờ các vị thân (Phi) của bản mường
     Trong mỗi bản làng hay một số làng bản gần nhau đều có dựng Miếu (người Nùng gọi là Thố) và Đình để thờ cúng.
– Miếu (Thó) là nơi thờ Thổ thần (Thổ công), một vị thần đất, bảo vệ và che chở cho cộng đồng bản. Thoạt đầu, vị thần này theo quan niệm dân gian là người thật có công lao xây dựng làng bản, giúp đỡ mọi người. Khi chết họ được dân lập miếu thờ. Miếu thổ thần thường là ngôi nhà nhỏ khoảng 4 m2, sơ sài, làm một mái, trong đặt bát hương trên bệ thờ. Theo quan niệm dân gian miếu Thổ công càng sơ sài, lụp xụp lại càng thâm nghiêm. Miếu thường đặt ở vị trí đầu làng, nơi có nhiều người qua lại. Thường mỗi bản (trên dưới 30 nóc nhà) có một ngôi miếu. Vào dịp tết nguyên đán hay dịp làm lễ cầu mùa các gia đình trong bản mang lễ vật, hương hoa tập trung ở miếu để cúng thổ thần. Hàng ngày, khi bản làng có người chết, kẻ mới sinh, gia đình cất nhà mới, mở đầu vụ gieo cấy… thì đều phải sửa lễ khấn báo cho Thổ công biết. Thậm chí hai người cãi nhau cũng nhờ Thổ công phân xử, mất trộm nhờ thổ công tìm giúp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những lễ hội ở việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét