Nghi lễ cơm mới của dân tộc Tày, Nùng

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

     Lễ cơm mới (khẩu mấu) cũng là một nghi lễ nằm trong hệ thống lễ nghi nông nghiệp. Nghi lễ này làm vào dịp mở đầu vụ thu hoạch lúa sớm, khoảng rằm tháng tám âm lịch. Đó là lễ đón mừng thu hoạch, tạ ơn tổ tiên và thần linh đã phù hộ cho mùa màng phong đàng.      Cũng vào dịp này, người ta còn tổ chức Hội cốm. Các gia đình luân phiên làm cốm để cúng và mồi bà con cùng làng bản tới ăn uống cho vui vẻ.
Tàn dư ma thuật
    Cũng như ở nhiều dân tộc khác, trước kia trong xã hội Tày, Nùng vẫn lưu truyền ở những mức độ khác nhau các hình thức ma thuật, như ma thuật làm hại, ma thuật tình yêu, ma thuật chữa bệnh.
     Ma thuật làm hại là hình thức ma thuật có khả năng làm hại người khác bằng biện pháp vô hình. Đó là các thầy Tào, Mo, Then học được một số xảo thuật hay biết dùng liều thuốc độc hại làm cho người bị hại ốm yếu, thậm chí có thể bị chết. Có một ít người tuy không phải là Tào, Mo nhưng do học được phép thuật cũng có thể dùng cách này trả thù riêng.
     Các loại phi cáy (ma gà), Phi hang cắn cũng có thể coi là loại ma thuật làm hại. Dân gian tin rằng người có ma gà, ma cà rồng đều có thể gây tai hại đau ốm, chết chóc cho mọi người, do vậy họ phải xa lánh, sợ hãi, thậm chí cộng đồng cố thể tìm cách hại người bị nghi là có ma gà, ma cà rồng.

Nghi lễ cơm mới của dân tộc Tày

     Dùng ma thuật kết hợp với thuốc nam để chữa bệnh củng thường thấy ở các bản làng dân tộc Tày, Nùng. Theo quan niệm dân gian ốm đau là do ma làm, do vậy phải mỏi thầy Tào, Mo, Then, Pụt về để xem con ma nào làm người ốm và dùng phép thuật để trừ đuổi loại ma tà đó ra khỏi người bệnh. Thông thường các thầy cúng thường kết họp dùng phép thuật và thuốc nam để trị bệnh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội dân gian

1 nhận xét:

Đăng nhận xét