Kỵ nhật tại gia hoặc đền miếu

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

     Sự thờ phụng các tổ sư ngành nghề của nhân dân ta có một số điểm đáng lưu ý, chứng tỏ quan niệm của người dân đối với ngành nghề vừa có tính cách gần gũi, vừa có tính cách thiêng liêng. Nó không giống như nhiều hình thức tín ngưỡng đối với các thần thánh và các giáo chủ khác : – Có thể thờ tổ nghề – được gọi là các vị thánh sư ngay trong các gia đình, tùy theo yêu cầu tôn kính và biết om của các gia chủ. Các thánh sư có thể được thiết lập bàn thờ, không chung với bàn thờ tổ tiên, mà đật riêng ờ một góc trong nhà. Thần nghề nghiệp cũng là một vị thần tại gia, không có điện, không có tĩnh (như thờ Quan Thánh, thờ Mâu). Cũng phải đặt chỗ cao, chứ không thấy như vị Thần tài, đặt trong nhả chứ khống ở ngoài như các chỗ thờ Bà Cây, thần giữ của (nhị vị thần môn). Cúng thánh sư, thì cùng một lượt vào những ngày giỗ tết cúng vái tổ tiên, Có lẽ cái tên Trường Nội đạo được ghi trong sử sách và truyền tụng trong các huyền thoại và truyền thuyết thì đã có khá nhiều người biết, mà trước kia Phạm Đình Hổ trong Tang thương ngẫu lục hay sau này Nguyễn Văn Huyên trong Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam đã từng đề cập tới. Tuy nhiên có một nơi, nay là xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, có một ngôi chùa – đền gọi là An Đông Tự thờ ông tổ dòng Nội đạo và cạnh đó không xa có cả ngôi từ đường dòng họ Trần đều ghi rõ bốn chữ “Nội Đạo Chính Tông”, tương truyền do chính vua Lê đã có lần về đây ban tặng, thì rất ít người biết đến. Đầu năm 2002, có thắp hương, đặt trầu cau trước bàn thờ thánh. Nhưng quan trọn nhất là vào ngày kỵ nhật cúa Thánh. Ngày ấy, ngoài đền miếu, phườĩlg nghề làm lễ, thì trong nhà cũng tổ chức cúng bái. Lễ vật đặt lên không cầu kỳ, không cần có nhiều bánh trái, thịt cá cơm canh, nhưng phải có những vật phẩm do nginM trong nhà hay trong họ đã theo truyền thống nghề của Thánh sư mà làm ra được.

đền miếu

– Có thể thờ tổ nghề, Thánh sư vói tư cách là một vị Thành hoàng, nếu thánh sư ấy đa được tôn là Thành hoàng của làng. Có nhiều tổ nghề được phong phúc thần, đả trớ thành Thành hoàng của các làng xã, Vào dịp đầu năm, hoặc xuân thu nhị kỳ, lễ cúng tế Thành hoàng cũng đồng thòi là lễ cúng Tổ sư của nghề. Vào dịp ấy, có những cuộc diễn xướng trình nghề, trò tứ dân (sĩ nông công thương) hay Bách nghệ khôi hài là để trình với Thành hoàng (Thánh sư) rằng dân chúng trong làng đã nhờ Ngài mà có nghề nghiệp phong phú và ổn định.
    Trường hợp những làng có Thành hoàng là những vị thần đặc biệt, không phải là tổ những nghề nông hay nghề thủ công, nhưng vẫn cần có kỷ niệm để bảo đảm sự an ninh và mưu cầu thịnh vượng, thì sự cúng lê các Thành hoàng này phải bảo lưu một số hèm tục. Những hèm tục chính là hình thức để cụ thể hóa niềm tưởng niệm. Có nhiều hèm tục gây những băn khoăn hay ngạc nhiên cho khách tham quan, nhưng dân làng không thắc mắc gì, củng không lấy thế làm hổ thẹn gì cả. Tất nhiên họ cũng phải tìm cách dấu diêm, hoặc đánh lạc hướng người xem, nhung về căn bản họ vẫn tin và chấp hành nghiêm túc. Tín ngưởng không cần giải thích, nếu giải thích hay phân tích thì lại không còn tín ngưỡng nữa.
– Người dân cũng có thể lập riêng nhà thờ hoặc các đền miếu, để cùng nhau hội họp tại các nơi đó, tổ chức ngày kỵ nhật của các thánh sư nghề. Nhà thờ nhỏ thường đặt ở các làng chuyên về nghề: như các làng thợ mộc, thợ làm hương, thợ làm đồ khảm. Có những nhà thờ khá lớn, cũng gọi là từ đường, hàng năm dân chúng khắp nơi về lễ bái: phần lớn các vị thánh sư trong làng nghệ thuật được có những tư tưởng lớn này (các vị tỗ chèo tuồng được thờ ở Huế, tổ nghề ca công được thờ ở Hà Nội, ở Thanh Hóa). Thánh sư nghề thủ công, cho đến nay chỉ mới thấy côn một ngôi đền là đền Sở Tránh ở Vĩnh Phú, thờ tổ nghề mộc. Tại các địa điểm riêng này, ngày kỵ nhật thường là một ngày lễ hội. Có thể theo dõi chi tiết hơn về những ngày ấy.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội dân gian

0 nhận xét:

Đăng nhận xét