Tín ngưỡng với nghệ thuật biểu diễn dân gian

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

     Tín Mọi hoạt động tôn giáo tín ngưỡng đều được thực hiện thông qua một hình thức nghi lễ nhất định, mà nghi lễ suy cho cùng đều là một thứ trình dlễn mang tính đặc thù. Trong quá trình thực hành nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng đều không thể thiếu sự bổ trợ của các hoạt động văn hóa nghệ thuật, như âm nhạc, ca hát, múa, các trò dlễn… Điều này càng thể hiện rõ trong các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng của người Tày và Nùng.

     Trước nhất, ta có thể đề cập tói âm nhạc Tày, Nùng. Theo cách phân chia thông thường người ta phân chia âm nhạc dân gian Tày, Nùng thành hai loại: Âm nhạc đòi thường và âm nhạc tín ngưỡng, trong đó âm nhạc tín ngưỡng đóng vai trò rất quan trọng cả về phương diện số lượng âm và chất lượng, đấy là chưa kể nhiều hình thức âm nhạc đòi thường có nguồn gốc từ âm nhạc tín ngưỡng. Âm nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng bao gồm các thể loại: hát cúng và hát tang lễ. Trong các loại hát như vậy có sự tham gia của hát và các loại nhạc cụ, như đàn, sáo, hống, thanh la, chuông, nhạc xóc…, trong đó cây đàn tính chiếm vị trí chủ đạo. Trong hát cúng, có hát cúng của thầy Mo, Then, Pụt, Shin (chỉ riêng ở tộc Nùng). Còn hát tang lễ thì chủ yếu liên quan đến thầy Tào và hát khóc ma (hảy phi) của nữ tang chủ. Trong các hình thức kể trên, hát Then là hình thức nhạc hát tín ngưỡng điển hình hon cả, với nhiều thể loại và kèm theo đó là các hình thức hát và âm nhạc khá phong phú, đa dạng.

nghệ thuật biểu diễn dân gian

     Nhạc, hát kết họp với múa trong các nghi lễ của người Tày, Nùng là điều mà chúng ta thường quan sát thấy. Ngoài múa sư tử là hình thức múa khá phổ biến trong lễ hội, thì múa trong nghi lễ Then là điển hình nhất trong hệ thống múa nghi lễ của người Tày và Nùng. Múa Then theo nghiên cứu của PGS. Lê Ngọc Canh là một hệ thống các điệu múa phù họp với dlễn xướng nghi lễ kéo dài của Then, như múa vượt biển (khảm hải), múa khúc lên đường, múa chèo thuyền, múa chiến đấu với ma vương, múa đi săn thú, múa đánh hổ, múa vượt rừng tuyết, múa chầu quạt các loại, múa chầu nhạc, múa chầu đàn, múa tán hoa… Các điệu múa trong nghi lễ hội Nàng Hai ở người Tày Cao Bằng là điển hình nhất cho hình thức múa này. Chúng ta cũng phải kể tới một sg hình thức sân khấu và trò dlễn ít nhiều liên quan tới các nghi lê của người Tày, Nùng, như phướngtrong tang lễ, trò ru nghệ trong lễ hội của người Tày ở Thái Nguyên…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội dân gian việt nam


0 nhận xét:

Đăng nhận xét