Hình thức thờ cúng của Tào, Mo, Then, Pụt

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

   Có thể xếp các hình thức thờ cúng của Tào, Mo, Then, Pụt là các biến dạng của Đạo giáo dân gian, trong đó thây Tào mang sắc thái Đạo giáo rõ rệt hon cả, còn Mo, Then, Pụt tuy tiếp thu ảnh hưởng Đạo giáo những tính chất tín ngưỡng dân gian thể hiện rõ nét hơn. – Ở các dân tộc Tày, Nùng không tồn tại thứ đạo Phật với hệ thống chùa và sư sãi, phật tử, mà ảnh hường của Phật quyện lẫn vào tín ngưởng dân gian. Trong các bản pụt viết bằng chừ Nôm Tày thì chữ Phật đọc là Pụt, nên có thể hiểu Pụt của Tày hay Bụt (ông Bụt) của người Kinh chính là từ gốc của chữ Phật sau này. Đấy chỉ là cách duy danh định nghĩa mang tính hình thức.
về thực chất Pụt là hình thức cúng lễ cầu xin bình an, khỏi bệnh tật, cầu phúc, đưa hồn người chết lên cõi tiên, Niết Bàn. Trong cúng Pụt họ cầu tới sự trợ giúp của cả Phật Bà Quan Âm và Thái Thượng Lão Quân, tức là của cả Phật giáo và Đạo giáo.
     Phật Bà Quan Ăm có vai trò hết sức to lớn trong tín ngưỡng của người Tày và Nùng. Vị thần này gốc là từ Phật giáo, nhưng đã được dân gian hóa, hòa nhập với cả Đạo giáo, biểu tượng cho quyền năng cứu vớt, che chờ cho con người khỏi tai họa, rủi ro. Chính vì vậy, Phật Bà Quan Âm được thờ ở một số ngôi đình, đền, và được thờ ở vị trí cao nhất trên bàn thờ các gia đình.

Hình thức thờ cúng của Tào

Quan niệm về Diêm Vương và Thập điện diêm vương cũng khá phổ biến ở người Tày Nùng, mà ở đó ta thấy sự pha trộn giữa quan niệm của Phật giáo và Đạo giáo. Các bức tranh thập điện tìm thấy ở người Tày, Nùng mà các thầy Tào, Mo, dùng để cúng bái, mô tả cảnh người có tội khi chết bị đày xuống địa ngục và bị tra tấn, hành hạ. Quan niệm này có tác dụng khuyên thiện trừ ác đối với con người còn đang sống trên dương gian.
     Ở một vài địa phương của người Tày, Nùng có tục thờ Phật ờ ngoài trời. Chỗ thờ Phật là nơi đèo cao, có cây râm bóng mát để khách bộ hành hay dừng chân nghỉ ngoi giữa độ đường. Người Tày, Nùng thường gọi là Kéo Pựrhay Kéo Phật chí. Mỗi khách đi đường qua đó trước khi nghi chân đều đắp vào “đèo Phật” một hòn đá và cắm một cành cây hay một bông hoa làm cho đống đá đó ngày một cao. Rõ ràng ở đãy đã có sự kết họp giữa tục thờ đá rất nguyên thủy với ảnh hưởng của đạo Phật.
     Về phương diện tín ngưỡng, Nho giáo ảnh hưởng tới tín ngưỡng Tày, Nùng qua việc thờ cúng tổ tiên và tục thờ Thành hoàng.
     Ở một vài vùng đồng bào Tày Nùng, nhất là ở Cao Bằng, hay một số dòng họ thổ ti gốc từ quan lại người Việt bị Tày hóa, đã ít nhiều hấp thu giáo dục của Nho giáo thông qua ảnh hưởng của người Việt. Bởi thế ở các tộc này ít nhiều hình thành lớp nho học và chính họ đã mang những ảnh hưởng Nho giáo vào văn hóa và nếp sống của người Tày, Nùng.
    Ngoài những ảnh hưởng của ba tôn giáo Phật, Đạo, Nho (Tam giáo đồng nguyên), thời Pháp xâm lược đã có một số giáo sĩ Ki tô (công giáo) lên truyền đạo ở vùng dân tộc Tày, Nùng. Trừ một vài nơi ở Lạng Son và Yên Bái có một số ít người theo đạo Ki tô, còn đa số nhân dân vẫn theo các tín ngưỡng cổ truyền như đã trình bày ở phần trên.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các lễ hội ở việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét