Trò chơi trong các lễ hội của người Tày, Nùng

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Ném còn (tức còn, tọt còn, đơn còn): Giữa sân hội người ta dựng một cột ném còn (Phổng còn) cao 15-20m, trên ngọn có vòng tròn đường kính khoảng 30-50cm, lấy giấy điếu phong kín, có điểm hồng tâm. Cột dựng theo hướng đông tây, có nơi phía đông viết chữ “Nhật”, phía tây viết chữ “Nguyệt” , biểu tượng cho âm và dương. Các quả còn làm bằng vải, có tua mầu, một số quả dùng làm nghi lễ thì bên trong đựng thóc giống.
Mở đầu, ông chủ lễ cầm các quả còn tung lên trời để mọi người tranh cướp lấy, dùng quả còn đó ném sao cho trúng vòng tròn, giấy trên đỉnh cột còn. Ai ném trúng thì được thưởng và coi đó là điềm may mắn, thần linh sẽ phù hộ. Quả còn trúng đích đầu tiên được đem đặt lên bàn thờ cúng Thần Nông và Thành hoàng.
Còn có hình thức ném còn khác là bên trai, bên gái ném còn giao duyên với nhau. Ai không bắt được mà để quả còn rơi xuống đất thì bị coi là thua, phải phạt uống rượu, hát lượn, trao khăn, áo… để tạ lỗi.

Trò chơi trong các lễ hội

Cuộc thi ném còn kết thúc ngay sau khi quả còn đầu tiên ném trúng hồng tâm. Người ta làm lễ hạ cột còn, mọi người vui mừng, coi đó là điềm may mắn cho năm nay. Còn nếu không trúng thì mọi người đều lo lắng và cột còn cứ phải đến đó để trai gái ném tiếp, thậm chí đến 15/1 tổ chức ném còn lần thứ hai.
Rõ ràng tục ném còn trong hội Lồng Tồng là một trò chơi phong tục thấm đượm triết lý âm dương và giao hòa âm dương, một nghi lễ nông nghiệp cầu mong mùa màng tươi tốt.
Kéo co (xẻ thoi) là một trò chơi phong tục của hội Lồng Tồng. Đãy thuần túy không phải chỉ là cuộc đua tài, mà nó còn mang nhiều ý nghĩa khác. Người ta tổ chức kéo co theo các làng, hay theo các hộ cư trú ở hướng đông, tây, nam, bắc. Bắt đầu từ phía đông, tức phía mặt trời thắng liền ba hiệp, với ý muốn được mùa, sau đó mới thực sự thi tài, thi sức. Một số nơi lại cho rằng kéo co là thể thức cầu đảo, để cho trời mưa, nước chảy ngược từ thấp tới cao để vào ruộng lúa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội ở việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét