Quan niệm về Thiên đường và Địa ngục

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

     Các loại phi ở trên mặt đất, như phi núi, sông, đất, thuồng luồng, rừng, ruộng, rẫy… thường trú ngụ ở các đỉnh núi, vùng nước lớn, hòn đá lớn, cây to… Các loại ma (phi) này thường không làm hại ai, nhưng nếu chặt cây to, vào rừng, ngồi trên hòn đá, vào hang động, xuống vũng nước… có thể vô tình xúc phạm đến các phi này. Lúc đó phải làm nghi lễ để tạ lỗi lầm.
      Các loại phi (ma) ở dưới đất (âm phủ), Mường Ma. Các loại ma này chuyên gây ra đau ốm cho con người, phải nhờ tói các thầy Tào, Mo đi vào Mường ma này để trừ ma giải bệnh.
    Người Tày, Nùng cũng có quan niệm về Thiên đường và Địa ngục (âm phủ). Sau khi chết, hồn bị đẩy xuống địa ngục để xem xét tội lỗi nặng nhẹ. Sau một thòi gian xem xét và chịu cực hình thì linh hồn được siêu thoát lên thiên đường, nơi mọi cái đều tươi đẹp, sống sung sướng. Từ đãy, linh hồn có thể đầu thai vào kiếp sau.

Quan niệm về Thiên đường

     Một loại ma sống khác là “âm binh” của các thầy cúng (Tào) dùng để gây hại, trả thù người khác. Ma thuật này được thực hiện bàng cách niệm một số câu thần chú nhằm vào người mà mình hại, tức thì các âm binh của thầy cúng là các mũi nhọn bằng kim khí (Kim sương) phóng ra gây hại kẻ thù. Pháp thuật này người Tày gọi là “phóng kim sương”. Tuy nhiên, các thầy Tào cũng rất ít khi sử dụng loại ma thuật này vì ngần ngại sẽ mắc tội thất đức.
    Đối với cộng đồng của người Tày và Nùng, trong một số trường họp thông thường, mọi người dân có thể thông qua cúng lễ (hương hoa, lễ vật) cầu khẩn thần linh phù hộ hay giải thoát cho mình khỏi những điều rủi ro hoạn nạn. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường họp, như làm tang ma chửa bệnh, trừ tà ma, cấp sắc thầy cúng… thì không phải ai cũng làm được mà phải nhờ đến một lớp người hành nghề cúng bái. Đó là các Tào Mo Then, Pụt…
    Thầy Tào là thầy cúng mang đậm tính chất Đạo giáo. Tùy theo dân tộc Tày hay Nùng, tùy theo các địa phtrong mà Tào được gọi với cái tên khác nhau, như đồng bào Tày, Nùng gọi là Tào Sỉăng, Nùng Phàn Sình gọi là Tào Lái (Tào Slay). Các loại Tào này về cơ bản giống nhau, chỉ khác đôi chút về ăn mặc và một vài nghi lễ cúng bái.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét