Nhu cầu tín ngưỡng bách nghệ tổ sư

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

     Từ cách nhìn phóng khoáng này, đưa tới cả một sự chấp nhận về một nhân vật nào đó có thể trở thành biểu tượng, làm chỗ dựa tình thần cho một tập đoàn, một địa phương nhất định. Người ta liên hệ đến một nhân vật nào đó trong thế giới huyền thoại, trong thế giới cổ tích, và thừa nhận đó là tổ của nghề mình, mặc dù không biết chắc là nhân vật truyền thuyết ấy có thực là cố sở trường, hay đã có công phu truyền bá cái sớ trường ấy không. Không có thì củng có thể tưởng tượng ra để tạo ra niềm tôn kính nhất định. Từ cái ngưỡng (kính mộ, người trông lên) đi tới cái tín (niềm tin sâu sắc), để thành sự tín ngưỡng vững bền. Bản chất và quá trình tín ngưỡng ở đây là như thế.

tín ngưỡng bách nghệ tổ sư

     Thực chất của nhu cầu tín ngưỡng bách nghệ tổ sư là ở ba nguyên nhân cơ bản. Không biết những người dân trên thế giới nói chung có tâm lý như thế nào, nhưng người Việt Nam thì ai ai cũng muốn biết rõ nguồn gốc của mình; không phải chỉ nguồn gốc đất nước, chủng tộc mà cả nguồn gốc tông chi, họ hàng, nguồn gốc (và truyền thống) của gia đình, thậm chí là cả bản thân mình nữa. Biết đến nguồn gốc của một ngành nghề củng chỉ là một khía cạnh trong tâm lý chung ấy chứ không có gì đáng ngạc nhiên. Nguyên nhân thứ hai là ở một đức tính cơ bản của dân tộc ta: lòng biết ơn. Điều này cũng là chung cho nhân loại, song với Việt Nam cũng có nhiều khía cạnh tế nhị. Người Việt Nam luồn luôn nghĩ rằng mình phải biết ơn tất cả. ơn trái đất, thần Phật, tổ tiên, cha mẹ. ơn những người bậc tiên hoặc ngang hàng, chỉ lối đem đường. Có những cái ơn to phải báo đáp, có cả những cái ơn rất nhỏ cũng phải luôn luôn ghi nhớ. Như vậy, thì đối với một con người thực hay người trong tâm tưởng đã chỉ vẽ nghề nghiệp, hướng cho mình lao động sinh tồn, sao lại không dành một sự biết ơn trân trọng. Có khi người ta nghĩ rằng cha mẹ có công sinh thành, nếu so với người có công tác thành, chưa chắc đãu đã hơn đãu. “Cha mẹ cho vàng, không bằng người chỉ đàng đi buôn”, chính là như thế. Sự ban ơn có khi là một cái gì to lớn, do một người có khả năng, địa vị to lớn đưa đến cho mình, nhưng cái ơn cũng có thể chi là một cử chỉ nhỏ nhặt, một vật dụng tầm thường, nhưng đã đúng lúc, đúng chỗ nên không bao giờ quên được. “Ăn nắm xôi dẻo, nhớ nẻo đường đi”, cũng chính là như thế. Cho nên, một điều quan trọng đối với nhân cách con người trên đất nước này là: “thi ân vật niệm, thu ân vật vong” (làm ơn đừng nhớ, chịu ơn đừng quên). Đó là đức tính cố hữu của người Việt. Đức tính ấy đã thể hiện một cách sâu lắng trong tín ngưỡng thờ bách nghệ tổ sư.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những lễ hội ở việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét