Tín ngưỡng với ngữ văn dân gian

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

     Trong các tộc Tày, Nùng với các hình thức tôn giáo tín ngưỡng kể trên thì các hình thức thần thoại, truyền thuyết về các thần lỉnh, các lời cầu khấn trong các nghi lễ và đặc biệt là những lời hát thờ trong các nghi lễ Then, Tào, Pụt, Mo chiếm vị trí chủ đạo. vốn các hình thức kể trên tồn tại dưới dạng truyền miệng, nhưng dần dần đã được người ta dùng chữ nôm Tày, Nùng để ghi chép thành sách với cái tên chung là sách cúng của các thầy Tào, Then, Mo… Trong các bài cúng của Then, Pụt, Mo người ta ít dùng sách, ngôn ngữ nghi lễ thường là ngôn ngữ dân gian tiếng mẹ đẻ, còn thầy Tào thì dùng sách chữ Hán và chữ Nôm nhiều hơn. Điều này được giải thích bởi các nghi lễ của các thầy Then, Pụt, Mo chủ yếu là các tín ngưỡng dân gian bản địa, còn nghi lễ của thầy Tào chịu nhiều ảnh hưởng của Đạo giáo ngoại lai.

Tín ngưỡng với ngữ văn dân gian

      Những thập kỷ gần đãy, các nhà sưu tầm và nghiên cứu văn hóa dân gian, dân tộc học đã cố gắng sưu tầm các lời hát, lời khấn trong nghỉ lễ, đặc biệt là những sách cúng bằng chữ Hán, chữ Nôm. Đó là kho tư liệu quý giá không chỉ để nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng mà còn có giá trị trong nghiên cứu văn học và ngôn ngữ. Cũng như các hiện tượng ngữ văn dân gian khác, những lời cúng và sách cúng đều tồn tại dưới dạng dị bản, do vậy việc nghiên cứu so sánh dị bản là hết sức quan trọng, từ đó rút ra các quy luật trong giao lưu ảnh hưởng, trong xu hướng địa phương hóa.

      Cũng cần tiến hành nghiên cứu khối lượng tư liệu ngữ văn dân gian này về phương diện thể loại, thi pháp, các hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ và các hình thức tư duy, từ đó rút ra các đặc trưng và bản sắc văn hóa tộc người. Trong điều kiện sinh sống xen cài giữa các dân tộc, những giao lưu ảnh hưởng giữa các dẫn tộc hết sức sống động, đặc biệt là vân hóa Việt và văn hóa Hán tác động đáng kể tới văn hóa Tày, Nùng, thì hơn ai hết các hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo thể hiện một cách rõ nét nhất. Do vậy, trong nghi lễ việc sử dụng ngôn ngữ khác tộc là điều thưởng gặp, nó tạo nên tính huyền bí của bản thân nghi lễ đó. Thí dụ, người Tày ở Bắc Sơn khí hội lâng người ta đục các bài cúng bằng béng Kinh, khiến tất cả mọi người tham dự đều không hiểu, nhưng lại gây được không khí huyền bí, linh thiêng.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lễ hội dân gian

0 nhận xét:

Đăng nhận xét