Lễ tế tổ của ngành hát tuồng

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

    Trong tất cả các lễ tế tổ sư ngành nghề ở nước ta, hiện nay lễ tổ ngành hát tuồng là còn có quy mô lớn lao, giữ được nhiều dấu tích truyền thống hon cả. Điều đó là nhờ ở một thuận lọi cơ bản.     Nhà thờ tổ ngành sân khấu lớn nhất được xây dựng từ năm 1828 (Minh Mệnh năm thứ 5) đến nay vẫn còn. Nhà thờ ấy được gọi là Từ đường Thanh Bình. Tên này do vua Tự Đức đặt. Trước đó, có tên là Việt tường tự. Bức hoành ở trước ngôi đình sơn màu đỏ, khắc chữ vàng, hiện tại vẫn còn rõ ràng bốn chữ Thanh Bình từ đường và có ghi niên đại 1853 (Tự Đức năm thó 6}.
Lễ tế tổ ở đây hoàn toàn là một lễ hội quy mô và rộn dịp, mỗi năm có hai ngày lễ lớn: xuân tế (rằm tháng ba âm lịch) và thu tế (rằm tháng bảy). Lễ tế tổ lớn nhất thì cứ ba năm một lần. Cuộc đại lễ này, ngoài phần lễ tổ còn có biểu diễn ca hát, diễn xướng. Ca hát gọi là hát thất kính. Diễn xướng gọi là chèo lễ đại đàn.
Bàn thờ tổ

Lễ tế tổ của ngành hát tuồng

    Trong từ đường Thanh Bình có nhiều bệ thờ các vị thánh. Không có vị nào được xem là Cao Tổ đầu tiên.
    Ở phía trong cùng là các bài vị: – tổ sư chư vị, thánh sư chi vị, thiên sư chư vị, gồm các vị như Quan Thánh Đế quân, Thái Thượng lão Quân, Lảo Lang đại thần, Cao Các đại vương. Có cả những thần nữ như Thánh Hương Vương Mầu, Cửu Thiên Huyền nữ.
    Ở chính giữa từ đường cố hai bệ xây, dạt tượng các ông làng. Có ông được đặt vào trong khảm, cổ ông đặt ở ngoài. Tượng bằng gỗ, sơn và cho đội khan, mặc áo, đeo bài vàng, kim khánh, nhưng không thấy ghi chú tổn họ.
Các ông làng là tất cả những vị được xem là tổ cả hát chèo, hát tuồng. Làng, tức là làng của nghệ thuật sân khấu xưa. Nghệ nhân chung thì gụi là kép, đào, con hát v.v… Đến khi mất mới tôn là các ông (cả các bà) trong làng.
Các ông làng thường được biết đến là:
     Các ông Đào van Xố (người Châu Đằng) Đặng Hồng Lân (chưa rõ quê). Các ông sống đồng thời với bà Phạm Thị Trân (thế kỷ XI, XII). Hai ông cũng được gọi là nhị vị ông làng.
+ Còn một cặp nhị vị ông làng nữa là hai cha con ông: Đào Tá Hán và Đào Duy Từ. Đào Duy Từ vẫn được truyền là vị tổ và là tác giả của nhiều vở tuồng truyền thống (thế kỷ XVI, XVII).
+ Tiếp đó là các ông Từ Đạo Hạnh (đòi Lý) Sai Ất, Lý Nguyên Cát (đồi Trân) và cần Cương hầu (đời Nguyễn).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các lễ hội ở việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét